Một số quy định về an toàn điện theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC?

Xin cho hỏi: Quy chuẩn quôc gia về an toàn điện theo QCVN 01:2020/BTC? Mong được giải đáp! (anh Long - Hải Phòng).

Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện theo QCVN 01:2020/BTC quy định kỹ thuật an toàn điện như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định kỹ thuật an toàn điện khi làm việc với phần không có điện như sau:

- Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc

+ Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.

+ Kiểm tra xác định không còn điện.

+ Thực hiện nối đất (tiếp địa):

++ Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.

++ Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực hiện công việc.

+ Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.

+ Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.

- Đánh số thiết bị

Các thiết bị, đường dây phải được đặt tên, đánh số chỉ dẫn rõ ràng.

- Đóng, cắt thiết bị

+ Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải (trừ dao cách ly phụ tải được phép đóng cắt có tải theo quy định của nhà chế tạo).

+ Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải.

+ Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng thiết bị đóng cắt phù hợp.

- Mạch liên động

Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:

+ Khóa bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt.

+ Treo biển báo an toàn.

+ Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).

- Phóng điện tích dư

+ Phải thực hiện việc phóng điện tích dư (nếu cần thiết) và đặt nối đất di động trước khi làm việc.

+ Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.

- Kiểm tra không còn điện

+ Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.

+ Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp an toàn bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp an toàn bổ sung được thực hiện.

- Chống điện cấp ngược

+ Phải đặt nối đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.

+ Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các nguồn điện độc lập khác.

- Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn khi nhiều đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực

+ Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều đơn vị công tác khác nhau thì mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.

+ Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.

Một số quy định về an toàn điện theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC?

Một số quy định về an toàn điện theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC? (Hình từ Internet).

Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện theo QCVN 01:2020/BTC về trang thiết bị an toàn, bảo hộ khi lao động như thế nào?

Căn cứ theo tiết 13 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định khoảng cách an toàn khi làm việc với điện như sau:

Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện theo QCVN 01:2020/BTC về trang thiết bị an toàn, bảo hộ khi lao động như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2020/BTC ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định trang thiết bị an toàn, bảo hộ khi lao động như sau:

- Yêu cầu về sử dụng

+ Tất cả nhân viên của đơn vị công tác phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang bị an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với công việc được giao. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của nhân viên đơn vị công tác.

+ Khi công việc được thực hiện ở gần đường dây có điện áp từ 220 kV trở lên và có khả năng bị điện giật do nhiễm điện cảm ứng thì nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị bảo hộ chuyên dụng.

- Kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động

+ Các dụng cụ và trang thiết bị an toàn điện phải đạt được các tiêu chuẩn thử nghiệm và sử dụng.

+ Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được kiểm tra, thử nghiệm, bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành.

- Kiểm tra hàng ngày

+ Trước khi sử dụng trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động, người sử dụng phải kiểm tra và chỉ được sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này đạt yêu cầu.

+ Sau khi sử dụng, các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ làm khô và bảo quản theo quy định. Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động có dấu hiệu bất thường phải báo cáo với người quản lý.

- Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi làm việc có điện

Nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa có điện khi không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn.

- Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng đối với dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện

+ Dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện phải được kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn và bảo dưỡng, bảo quản theo quy định.

+ Cấm sử dụng dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho công việc sửa chữa có điện quá thời hạn kiểm tra, đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thường.

- Vận chuyển các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động

Các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được cất vào bao gói chuyên dụng để tránh làm hỏng, biến dạng, dính dầu, bụi bẩn, ẩm trong quá trình vận chuyển.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Hàm lượng Nicotin tối đa trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã hs đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chống hà tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào theo QCVN 74:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về kỹ thuật của khung xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 05/12/2024 như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về ghi nhãn thép không gỉ được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kỹ thuật về độ rung theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Lưới độ cao là gì? Cơ quan nào đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc Lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Dầu nhờn động cơ đốt trong có những chỉ tiêu hóa lý bắt buộc nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị X quang chụp vú dùng trong y tế theo QCVN 21:2019/BKHCN là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Âu Ngọc Hiền
1,681 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào