Danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay?

Cho tôi hỏi hiện nay nước ta có các dân tộc thiểu số nào? Câu hỏi từ chị Hằng (Hà Giang)

Dân tộc thiểu số là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về công tác dân tộc:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
...

Như vậy, dân tộc thiểu số là một nhóm người có số lượng dân số thấp hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dân tộc thiểu số thường có các đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ, và lối sống riêng biệt so với dân tộc chính.

Danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay?

Danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)

Danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay?

Căn cứ Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định 121-TCTK/PPCĐ năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay như sau:

Xem thêm danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay: Tại đây

Chú thích:

(1) là tên người Thái chỉ người Mường.

(2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉng Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là người Gia-rai.

(3) Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cư trú lẫn với người Cơ-ho, nay đã tự báo là người Cơ-ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là Mnông.

(4) Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Đà Bắc và nhóm Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long.

(5) Xá Lá Vàng: tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.

(6) Cùi Chu (Quý Chân) có bộ phận ở Bảo Lạc (Cao Bằng) sống xen kẽ với người Nùng, được xếp vào người Nùng.

(7) Ca-tang: tên gọi chung nghiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam, Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.

* Chỉ xuất hiện trong "Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam...";

** Chỉ xuất hiện trong "Miền núi Việt Nam,...".

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như sau:

- Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

- Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học;

- Nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số;

- Giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

- Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

- Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

- Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

- Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân tộc thiểu số
Phan Vũ Hiền Mai
18,831 lượt xem
Dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân tộc thiểu số
Hỏi đáp Pháp luật
Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân tộc thiểu số không còn đất ở thì được hỗ trợ đất đai thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có được cung cấp báo miễn phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được cộng điểm ưu tiên khi thi Công an không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu rà soát bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số từ ngày 15/1/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào