Danh mục các chất lỏng không phải chất lỏng độc hại theo QCVN 17:2011/BGTVT?
Danh mục các chất lỏng không phải chất độc hại theo QCVN 17:2011/BGTVT?
Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Chương 1 Phần 4 Mục 2 QCVN 17:2011/BGTVT, chất lỏng độc hại là chất có hại bất kỳ ở thể lỏng không phải các chất được nêu ở Danh mục các chất lỏng không phải chất độc hại quy định tại Phụ lục 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT.
Danh mục các chất lỏng không phải chất độc hại như sau:
Danh mục các chất lỏng không phải chất lỏng độc hại theo QCVN 17:2011/BGTVT? (Hình từ Internet)
Chất độc lỏng được phân loại như thế nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Chương 1 Phần 4 Mục 2 QCVN 17:2011/BGTVT, chất lỏng độc hại được phân loại như sau:
[1] Loại X: Là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người, do đó phải cấm thải ra môi trường nước ngoài tàu.
[2] Loại Y: Là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người, làm xấu các điều kiện giải trí hoặc cản trở các hình thức sử dụng khai thác nguồn lợi về sông, biển, do đó phải có biện pháp nghiêm ngặt hạn chế về hàm lượng và khối lượng chất lỏng thải ra môi trường nước ngoài tàu.
[3] Loại Z: Là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm không lớn cho tài nguyên của sông, biển hoặc sức khỏe con người, do đó phải có biện pháp tương đối nghiêm ngặt để hạn chế về hàm lượng và khối lượng chất lỏng thải ra môi trường nước ngoài tàu.
[4] Loại OS (Other Substances): Là các chất độc lỏng không thuộc một trong các loại X, Y hoặc Z nêu ở trên chúng được xem như không gây hại cho sức khỏe con người, ít làm xấu điều kiện nghỉ ngơi hoặc gây cản trở cho việc sử dụng nguồn nước và đòi hỏi phải thận trọng trong khai thác.
Việc thải nước lẫn các chất này hoặc các nước dằn, cặn hoặc các hỗn hợp chỉ chứa chất OS sẽ không phải áp dụng bất kỳ điều yêu cầu nào hạn chế việc thải ra môi trường nước ngoài tàu.
Thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Chất độc hại tiết 1.3.8 Tiểu mục 1.3 Chương 1 Phần 4 Mục 2 QCVN 17:2011/BGTVT, thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại được quy định như sau:
- Đối với tàu mới, thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại loại X phải được trang bị phù hợp với loại và lý tính của chất lỏng độc hại chuyên chở và vùng nội thủy.
- Phải trang bị bổ sung vào các thiết bị nêu ở ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại loại X hệ thống rửa hầm bằng thông gió cho các tàu dự định khử cặn chất lỏng độc hại có áp suất hơi vượt quá 5 kPa ở 20oC bằng thông gió.
- Ngoài ra, hệ thống ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại quy định phải lắp đặt trên tàu thỏa mãn những yêu cầu dưới đây là két lắng, hệ thống hâm hàng (được giới hạn đối với tàu chỉ chở chất loại Y có điểm nóng chảy từ 15oC trở lên) và thiết bị để thải vào các phương tiện tiếp nhận:
+ Khi tàu dự định chở thường xuyên trong mỗi hầm chỉ một chất lỏng độc hại hoặc chất tương thích (nghĩa là một chất trong các chất lỏng độc hại không yêu cầu phải làm sạch hầm hàng để xuống hàng sau khi hầm hàng đã chứa một chất lỏng độc hại khác và đã dỡ hết chất này);
+ Khi tàu chỉ tiến hành thải nước rửa thu gom được từ việc làm sạch hầm hàng vào các phương tiện tiếp nhận thích hợp trước khi sửa chữa hoặc lên đà.
- Đồng thời, hệ thống ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại được trang bị trên tàu chở chất lỏng độc hại có áp suất hơi vượt quá 5 kPa ở 20oC dự định khử cặn bằng thông gió phải là hệ thống rửa hầm bằng thông gió.
*Lưu ý: Quy định tại QCVN 17:2011/BGTVT áp dụng với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các phương tiện thủy nội địa trong công tác kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các phương tiện thủy nội địa nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện này gây ra, bao gồm:
- Đăng kiểm Việt Nam.
- Các chủ tàu.
- Cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa.
- Cơ sở thiết kế, chế tạo trang thiết bị, vật liệu, máy móc được lắp đặt trên tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?