Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?
- Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?
- Hạ sĩ quan, binh sĩ giải ngạch dự bị khi nào?
- Khi nào phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị?
- Hồ sơ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gồm có những gì?
- Trình tự đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện như thế nào?
Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?
Tại Điều 25 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau:
Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;
2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Như vậy, tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi đối với nam và từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi đối với nữ.
Hạ sĩ quan, binh sĩ giải ngạch dự bị khi nào?
Tại Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về giải ngạch dự bị như sau:
Giải ngạch dự bị
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ giải ngạch dự bị khi:
- Hết độ tuổi hoặc
- Không còn đủ sức khỏe phục vụ.
Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Khi nào phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị?
Tại Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị như sau:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này.
Như vậy, công dân phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị khi:
Đối với nam:
- Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Đối với nữ: trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Hồ sơ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gồm có những gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2016/NĐ-CP có quy định hồ sơ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gồm có
- Phiếu quân nhân dự bị;
- Bản chụp quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp;
Công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Trình tự đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 13/2016/NĐ-CP có quy định trình tự đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 vào tháng 4 hằng năm.
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày công dân thuộc đối tượng:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển;
- Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Các đối tượng trên về địa phương cư trú có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày trong năm (theo lịch làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã);
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm lập phiếu quân nhân dự bị, vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị.
Đồng thời chuyển Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị tại nơi cư trú;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?