6 điều kiện nhà ở riêng lẻ xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ?
6 điều kiện nhà ở riêng lẻ xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ?
Căn cứ theo Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP có 06 điều kiện nhà ở riêng lẻ xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ như sau:
- Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng;
Xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
Xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện sau đây:
[1] Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây:
+ Biên bản vi phạm hành chính.
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
[2] Không vi phạm chỉ giới xây dựng.
[3] Không ảnh hưởng các công trình lân cận.
[4] Không có tranh chấp.
[5] Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
[6] Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15/01/2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15/01/2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp.
Thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
6 điều kiện nhà ở riêng lẻ xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ? (Hình từ Internet)
Thủ tục để nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng trái phép được tiếp tục tồn tại?
Theo khoản 5 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục để nhà ở riêng lẻ, công trình được phép tồn tại như sau:
Bước 1: Sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính và số lợi bất hợp pháp, có kết quả kiểm định chất lượng công trình.
Ngoài những giấy tờ theo quy định, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng còn phải bổ sung thêm giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nộp phạt và số lợi bất hợp pháp theo quy định (nếu có).
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ý kiến xác nhận về Quy hoạch - Kiến trúc.
Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng.
Bước 3: Sau khi xem xét đầy đủ thì được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng theo quy định.
Thời gian bảo hành nhà ở riêng lẻ là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc bảo hành nhà ở như sau:
Bảo hành nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian bảo hành nhà ở riêng lẻ sẽ tối thiểu là 24 tháng một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?