Thuế nhà thầu là gì? Trường hợp nào phải nộp thuế nhà thầu?
Thuế nhà thầu là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ thuế nhà thầu được hiểu như thế này. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế có thể hiểu.
Thuế nhà thầu là một loại thuế đánh vào tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Thuế nhà thầu chia thành 02 loại thuế áp dụng trong 02 trường hợp như sau:
- Nếu nhà thầu nước ngoài là tổ chức kinh doanh thì thuế nhà thầu bao gồm 2 loại thuế sau: Thuế GTGT và Thuế TNDN.
- Nếu nhà thầu nước ngoài là cá nhân kinh doanh thì thuế nhà thầu bao gồm 2 loại thuế sau: Thuế GTGT và Thuế TNDN.
Thuế nhà thầu là gì? Trường hợp nào phải nộp thuế nhà thầu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải nộp thuế nhà thầu?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định thì có 05 trường hợp sau đây phải nộp thuế nhà thầu:
[1] Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc
- Cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc.
- Giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
[2] Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc
- Thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc
- Cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
[3] Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc
- Toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc
- Ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
- Bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
[4] Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
[5] Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
Cách tính thuế nhà thầu theo phương pháp trực tiếp?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng và điều kiện áp dụng như sau:
Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II.
Theo đó, đối tượng và điều kiện áp dụng tính thuế nhà thầu theo phương pháp trực tiếp, cụ thể.
Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây thì bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài:
- Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
- Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
- Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Đối với Thuế GTGT:
Tại Điều 12 Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam quy định số thuế giá trị gia tăng phải nộp:
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Đối với Thuế TNDN:
Theo Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam:
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế.
Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lê thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?