An toàn giao thông là gì? Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo các nguyên tắc nào?
An toàn giao thông là gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định giải thích khái niệm an toàn giao thông. Tuy nhiên có thể hiểu:
An toàn giao thông là việc bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông khỏi tai nạn thương vong, những sự cố không đáng có do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có giải thích trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
*Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
An toàn giao thông là gì? Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thực hiện theo các nguyên tắc như sau:
[1] Tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn, vi phạm trật tự, an toàn giao thông và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
[2] Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[3] Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
[4] Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
[5] Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Mặt khác, theo Điều 7 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dự kiến cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm các loại như sau:
- Cơ sở dữ liệu xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; cơ sở dữ liệu đăng kiểm viên.
- Cơ sở dữ liệu người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
- Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
- Cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe.
- Cơ sở dữ liệu bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
- Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ.
Công trình đường bộ phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông như thế nào?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008, công trình đường bộ phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông như sau:
[1] Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật.
[2] Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
[3] Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
[4] Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
[5] Việc đấu nối được quy định như sau:
- Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
- Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
- Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
[6] Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?