Các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT?

Cho tôi hỏi về các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia? Mong được giải đáp thắc mắc!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới được ban hành kèm theo Thông tư 67/2011/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với đầu máy Điêzen sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới để sử dụng trên mạng đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có kết nối ray và không kết nối ray với đường sắt quốc gia có đi qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết kế, sản xuất lắp ráp, nhập khẩu đầu máy.

Các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT?

Các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT? (hình từ Internet)

Các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT?

Theo Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT quy định về các yêu cầu cơ bản đối với đầu máy Điêzen khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới như sau:

[1] Đầu máy phải có hệ thống hãm gió ép và thiết bị hãm tay (hãm đỗ). Đối với đầu máy kéo tàu khách và tàu hàng có trang bị hãm động năng thì thiết bị hãm phải phù hợp với thiết kế và hoạt động bình thường.

[2] Các kích thước đường bao mặt cắt ngang đầu máy phải phù hợp với khổ giới hạn đầu máy toa xe đã quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN 08:2011/BGTVT (Tuy nhiên, QCVN 08:2011/BGTVT đã hết hiệu lực, hiện nay Quy chuẩn về khai thác đường sắt đang được áp dụng là QCVN 08:2018/BGTVT)

[3] Bánh xe phải bảo đảm yêu cầu sau:

- Biên dạng mặt lăn bánh xe phải đúng với thiết kế hoặc phù hợp với quy định;

- Sai lệch về đường kính vòng lăn bánh xe hai bên trên cùng một đôi bánh không được quá 1 mm; trên một giá chuyển hướng không quá 1,5 mm; trên một đầu máy không được quá 2 mm.

[4] Khoảng cách phía trong giữa hai đai bánh hoặc vành bánh của đôi bánh xe phải đúng quy định sau:

- (924 ± 3) mm đối với khổ đường 1000 mm;

- (1353 ± 3) mm đối với khổ đường 1435 mm.

[5] Chiều dày lợi bánh xe quy định như sau:

- 30 mm đối với khổ đường 1000 mm;

- 32 mm đối với khổ đường 1435 mm.

[6] Móc nối, đỡ đấm phải bảo đảm yêu cầu sau:

- Là loại móc nối tự động, kích thước, kết cấu lắp đặt phải đúng theo thiết kế.

- Chiều cao từ trung tâm móc nối đến mặt ray là:

+ Từ 810 mm đến 825 mm đối với khổ đường 1000 mm;

+ Từ 875 mm đến 890 mm đối với khổ đường 1435 mm.

[7] Trọng lượng, tải trọng trục của đầu máy ở trạng thái chính bị tính toán phải bảo đảm yêu cầu sau:

- Sai lệch giữa trọng lượng thực tế của đầu máy với trọng lượng thiết kế không quá ±3%;

- Tải trọng trục tối đa của đầu máy không được vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường sắt;

- Sai lệch cho phép tải trọng trục thực tế của mỗi trục so với tải trọng trục bình quân thực tế trên một đầu máy không quá ± 3%;

- Sai lệch cho phép tải trọng của mỗi bánh xe so với tải trọng bánh xe bình quân trên một trục không quá ± 4%.

[8] Bán kính đường cong nhỏ nhất đầu máy đi qua được là:

- 97 m trên đường chính tuyến và 70 m trên đường nhánh đối với khổ đường 1000 mm;

- 145 m trên đường chính tuyến và 100 m trên đường nhánh đối với khổ đường 1435 mm.

[9] Bán kính đường cong nhỏ nhất đầu máy thực hiện được tác nghiệp cắt, nối móc trên đường cong như sau:

- 150 m đối với khổ đường 1000 mm;

- 250 m đối với khổ đường 1435 mm.

[10] Bố trí các cụm máy, các thiết bị trên đầu máy phải bảo đảm dễ tháo lắp và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.

[11] Các thiết bị, chi tiết bộ phận cùng kiểu loại phải có tính lắp lẫn.

[12] Màu sơn của đầu máy theo đúng quy định. Màu sơn các đường ống của hệ thống hãm, hệ thống nhiên liệu, hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống nước làm mát theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

[13] Đầu máy phải có đầy đủ gối đỡ bệ ky, móc cẩu được lắp đặt ở vị trí thuận lợi và tính toán độ bền chịu lực cần thiết.

[14] Các khoang máy, hành lang bên trong và gầm giá xe của đầu máy phải có đèn chiếu sáng và các ổ cắm điện có chụp che.

[15] Đầu máy phải có thiết bị hãm bảo đảm tính năng hãm khi ghép nguội với đoàn tàu; có trang bị hệ thống ghép đôi đầu máy theo yêu cầu sử dụng.

[16] Các mép cạnh sắc, góc nhọn của các chi tiết trên đầu máy mà thân người và tay dễ va chạm phải được vê tròn, mài nhẵn.

[17] Đầu máy phải có nhãn ghi số hiệu và kiểu loại, kích thước, trọng lượng, công suất, kiểu truyền động, nơi và năm sản xuất.

Yêu cầu kỹ thuật đối với động cơ Điêzen trong đầu máy Điêzen quy định như thế nào?

Theo Tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2011/BGTVT quy định về động cơ Điêzen trong đầu máy Điêzen như sau:

- Kiểu loại, công suất danh nghĩa của động cơ Điêzen phải đúng theo thiết kế.

- Sai lệch tốc độ vòng quay động cơ tại vị trí tay ga thấp nhất và vị trí tay ga cao nhất so với tốc độ vòng quay quy định của nhà chế tạo khi đo ở chế độ không tải phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

- Áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, khi nạp phải theo đúng quy định của nhà chế tạo.

- Ống xả, ống tiêu âm (nếu có) không được rò hở và phải cách nhiệt tốt.

- Độ phát thải khí xả động cơ Điêzen không được vượt giá trị số cho phép theo quy định hiện hành.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giết mổ động vật tập trung phải cách trường học bao nhiêu mét theo QCVN 150:2017/BNNPTNT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chu Tường Vy
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào