Ai được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay?

Cho hỏi: Ai được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay? Câu hỏi của chị Nguyên (Cam Ranh)

Ai được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hành khách đặc biệt cụ thể như sau:

Vận chuyển hành khách đặc biệt
1. Hành khách đặc biệt bao gồm:
a) Hành khách là người khuyết tật;
b) Hành khách là người cao tuổi;
c) Hành khách là phụ nữ có thai;
d) Hành khách là trẻ em.
2. Hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ như đối với hành khách thông thường, đồng thời bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển hành khách đặc biệt.
3. Miễn phí, cước vận chuyển công cụ hỗ trợ của hành khách đặc biệt.
4. Hãng hàng không quy định cụ thể loại dịch vụ hỗ trợ bắt buộc cho từng đối tượng hành khách đặc biệt, thời gian hành khách phải báo trước để được cung cấp dịch vụ hỗ trợ được quy định cụ thể trong Điều lệ vận chuyển và niêm yết tại các đại lý bán vé.

Theo đó, đối với người được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay, bao gồm:

- Hành khách là người khuyết tật.

- Hành khách là người cao tuổi.

- Hành khách là phụ nữ có thai.

- Hành khách là trẻ em.

Ai được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay?

Ai được xem là hành khách đặc biệt trên chuyến bay? (Hình từ Internet)

Việc vận chuyển hành khách đặc biệt có được ban hành trong nội dung điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không hay không?

Theo Điều 6 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BGTVT quy định về việc ban hành Điều lệ vận chuyển cụ thể như sau:

Ban hành Điều lệ vận chuyển
Hãng hàng không có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển. Điều lệ vận chuyển phải có các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với việc vận chuyển hành khách đặc biệt hiện nay không được pháp luật quy định cụ thể là có bắt buộc phải là một trong những nội dung phải có khi ban hành điều lệ vận chuyển của các hãng hàng hay không.

Mà thay vào đó, chỉ quy định khi các hãng hàng không xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển. Điều lệ vận chuyển phải có các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật.

Hãng hàng không có nghĩa vụ như thế nào khi không thông báo việc vận chuyển hành khách bị hủy?

Theo Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ tối thiểu của hãng hàng không đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách bị từ chối vận chuyểnnhư sau:

Đối với trường hợp chuyến bay bị hủy mà không được người vận chuyển thông báo trước cho hành khách, hãng hàng không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với hành khách như sau:

- Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, hãng hàng không có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp.

- Đồng thời xin lỗi hành khách.

- Phải bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách.

- Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

- Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc;

- Chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách.

- Hãng hàng không hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc;

- Hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc;

- Tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định.

- Hãng hàng không có thể thực hiện nghĩa vụ khác theo thoả thuận với hành khách.

Trân trọng!

Hàng không dân dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hàng không dân dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ trên 14 tuổi đi máy bay cần giấy tờ gì khi không có thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt vé First class, vé Business class, vé Economy class? Ai được hỗ trợ vé hạng thương gia khi công tác trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng giấy khai sinh bản sao có chứng thực để đi máy bay có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên hàng không chưa có giấy phép thì có được thực hiện nhiệm vụ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/03/2024 giá vé máy bay nội địa có thể lên đến 4 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thất lạc hành lý khi đi máy bay dịp tết Âm lịch 2024 có được bồi thường thiệt hại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản từ ngày 01/3/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lý xách tay là gì? Mất hành lý xách tay thì hãng hàng không có bồi thường hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh tối đa là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hàng không dân dụng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,126 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào