Địa điểm xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và trạm cơ sở của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu gì theo QCVN 10:2013/BKHCN?
- Địa điểm xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và trạm cơ sở của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu gì theo QCVN 10:2013/BKHCN?
- Nhân lực tối thiểu của Trạm địa phương của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia theo QCVN 10:2013/BKHCN bao gồm những ai?
- Trang thiết bị chính của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN được quy định như thế nào?
Địa điểm xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và trạm cơ sở của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu gì theo QCVN 10:2013/BKHCN?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN có quy định địa điểm xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và trạm cơ sở của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu sau:
(1) Yêu cầu đối với địa điểm xây dựng trạm vùng
- Nằm trong khu vực có mật độ dân cư tương đối cao (phục vụ trực tiếp cho nhân dân trong khu vực) và có tổng diện tích mặt bằng tối thiểu 3000m2;
- Địa hình phải tương đối bằng phẳng, cao ráo, không bị che khuất bởi các công trình cao tầng hoặc đồi núi...;
- Có hạ tầng cơ sở thuận tiện, tiếp cận dễ dàng (có đường ô tô; hệ thống cấp nước đầy đủ, liên tục; hệ thống thông tin liên lạc - sóng vô tuyến, có hệ thống internet tốc độ cao đảm bảo các kết nối trực tuyến và liên tục với Trung tâm điều hành và các Trạm vùng khác...) và đại diện được cho khu vực cần quan trắc (khu vực đại diện càng rộng càng tốt);
- Không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ tự nhiên, cục bộ (không thuộc khu vực có dị thường phóng xạ tự nhiên);
- Vị trí có thể đón nhận được các chất ô nhiễm phóng xạ lan truyền từ cơ sở hạt nhân đến điểm quan trắc (cần xem xét các yếu tố khí tượng tác động đến lan truyền ô nhiễm, đặc biệt là các hướng gió thịnh hành trong khu vực cần quan trắc trước khi quyết định lựa chọn địa điểm đặt trạm);
- Ưu tiên vị trí trong hoặc gần vườn quan trắc khí tượng (để tranh thủ các thông số khí tượng có sẵn);
- Vị trí phải ổn định lâu dài, không nằm trong qui hoạch giải tỏa để xây dựng các công trình khác;
- Vị trí phải đảm bảo an toàn, an ninh cho các thiết bị đáp ứng yêu cầu quan trắc thường xuyên, liên tục.
- Hệ thống cấp điện công suất lớn, máy phát điện dự phòng công suất tối thiểu 300kVA cấp điện liên tục tối thiểu trong 8 giờ;
- Có hệ thống xử lý thải hóa chất, thải phóng xạ dạng rắn, lỏng từ các phòng thí nghiệm xử lý và phân tích mẫu;
(2) Yêu cầu đối với địa điểm xây dựng Trạm địa phương
- Nằm trong khu vực có mật độ dân cư tương đối cao (phục vụ trực tiếp cho nhân dân trong khu vực) và có tổng diện tích mặt bằng tối thiểu 3000m2;
- Địa hình phải tương đối bằng phẳng, cao ráo, không bị che khuất bởi các công trình cao tầng hoặc đồi núi...;
- Có hạ tầng cơ sở thuận tiện, tiếp cận dễ dàng (có đường ô tô; hệ thống cấp nước đầy đủ, liên tục; hệ thống thông tin liên lạc - sóng vô tuyến, có hệ thống internet tốc độ cao đảm bảo các kết nối trực tuyến và liên tục với Trung tâm điều hành và các Trạm vùng khác...) và đại diện được cho khu vực cần quan trắc (khu vực đại diện càng rộng càng tốt);
- Không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ tự nhiên, cục bộ (không thuộc khu vực có dị thường phóng xạ tự nhiên);
- Vị trí có thể đón nhận được các chất ô nhiễm phóng xạ lan truyền từ cơ sở hạt nhân đến điểm quan trắc (cần xem xét các yếu tố khí tượng tác động đến lan truyền ô nhiễm, đặc biệt là các hướng gió thịnh hành trong khu vực cần quan trắc trước khi quyết định lựa chọn địa điểm đặt trạm);
- Ưu tiên vị trí trong hoặc gần vườn quan trắc khí tượng (để tranh thủ các thông số khí tượng có sẵn);
- Vị trí phải ổn định lâu dài, không nằm trong qui hoạch giải tỏa để xây dựng các công trình khác;
- Vị trí phải đảm bảo an toàn, an ninh cho các thiết bị đáp ứng yêu cầu quan trắc thường xuyên, liên tục.
- Tổng diện tích mặt bằng tối thiểu 500m2;
- Máy phát điện dự phòng công suất tối thiểu 100kVA.
(3) Yêu cầu đối với địa điểm xây dựng Trạm cơ sở
Trạm cơ sở thuộc hệ thống QT&CB PXMT của mỗi cơ sở hạt nhân. Số lượng trạm và vị trí phụ thuộc vào qui mô của cơ sở hạt nhân đó.
- Vị trí có thể đón nhận được các chất ô nhiễm phóng xạ lan truyền từ cơ sở hạt nhân đến điểm quan trắc (cần xem xét các yếu tố khí tượng tác động đến lan truyền ô nhiễm, đặc biệt là các hướng gió thịnh hành trong khu vực cần quan trắc trước khi quyết định lựa chọn địa điểm đặt trạm);
- Vị trí phải ổn định lâu dài, không nằm trong qui hoạch giải tỏa để xây dựng các công trình khác;
- Vị trí phải đảm bảo an toàn, an ninh cho các thiết bị đáp ứng yêu cầu quan trắc thường xuyên, liên tục.
- Nằm trong khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân, cách chân ống thải khí một khoảng cách nhất định: 100m, 300m, 500m, 1000m, 3000m, 5000m, 10000m, 20000m và tại các đường biên giới của cơ sở;
- Vị trí đặt Trạm phải tương đối bằng phẳng, cao ráo, có hạ tầng cơ sở thuận tiện, tiếp cận dễ dàng, diện tích mặt bằng tối thiểu 30m2;
Địa điểm xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và trạm cơ sở của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu gì theo QCVN 10:2013/BKHCN? (Hình từ Internet)
Nhân lực tối thiểu của Trạm địa phương của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia theo QCVN 10:2013/BKHCN bao gồm những ai?
Tại Tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN có quy định về yêu cầu nhân lực như sau:
3. YÊU CẦU NHÂN LỰC
...
3.3. Yêu cầu nhân lực đối với Trạm địa phương
Trạm địa phương có chức năng thực hiện QT&CB PXMT trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi đặt trạm; phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Nhân lực tối thiểu của Trạm địa phương được qui định như sau:
- 1 cán bộ quản lý, phụ trách Trạm (Trạm trưởng) có trình độ cử nhân hoặc kỹ sư trở lên với chuyên ngành phù hợp;
- 4 kỹ sư hoặc cử nhân vật lý, hóa và môi trường thực hiện việc quan trắc và thu góp mẫu;
- 2 nhân viên bảo vệ.
Như vậy, nhân lực tối thiểu của Trạm địa phương gồm có:
- 1 cán bộ quản lý, phụ trách Trạm (Trạm trưởng) có trình độ cử nhân hoặc kỹ sư trở lên với chuyên ngành phù hợp;
- 4 kỹ sư hoặc cử nhân vật lý, hóa và môi trường thực hiện việc quan trắc và thu góp mẫu;
- 2 nhân viên bảo vệ.
Trang thiết bị chính của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN được quy định như thế nào?
Tại Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN có quy định về trang thiết bị chính của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia như sau:
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?