Cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Cho tôi hỏi yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Tiêu chuẩn quốc gia? Mong được giải đáp thắc mắc!

Cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 được ban hành kèm theo Quyết định 4249/QĐ-BKHCN năm 2016 về Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá - Yêu cầu chung.

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 về các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng như sau:

Cơ sở hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão (infrastructure for storm shelters)

Gồm đê chắn sóng, ngăn sa bồi, luồng lạch, các trụ neo tàu, phao neo tàu, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải và thông tin liên lạc.

Luồng tàu (fairways)

Một tuyến đường thủy có chiều sâu và chiều rộng đủ để cho phép chạy tàu an toàn.

Báo hiệu hàng hải (maritime signals)

Những công trình hoặc tổ hợp công trình như đèn báo cửa, phao báo hiệu, chập tiêu v.v ... được bố trí ở trên bờ hay dưới nước trong vùng có hoạt động hàng hải, để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu thuyền mình trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết.

Các báo hiệu dẫn luồng (channel signals)

Gồm có báo hiệu 2 bên luồng, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật, báo hiệu hướng đi an toàn, báo hiệu tình trạng luồng, báo hiệu chuyên dùng.

Tầm hiệu lực của báo hiệu hàng hải (effective level of maritime signals)

Khoảng cách lớn nhất (tính bằng hải lý) từ người quan sát đến báo hiệu hàng hải mà người quan sát nhận biết được báo hiệu đỏ để định hướng hoặc xác định vị trí của mình.

Diện tích hữu hiệu cho tàu neo đậu và quay trở (effective area for boat mooring and back)

Phần vùng nước đáp ứng đủ độ sâu, an toàn với mọi hướng sóng để tàu có thể neo đậu hoặc quay trở an toàn.

Diện tích chuẩn của vùng nước quay tàu (standard rotating waters area ship)

Diện tích tối thiểu tàu sẽ hành trình khi thực hiện quay trở.

Chiều cao sóng (wave height)

Độ chênh cao giữa đỉnh sóng và chân sóng cạnh đó trên một mặt cắt sóng.

Thiết bị thông tin liên lạc tầm trung (communications equipment midrange)

Thiết bị thông tin có tầm phủ sóng của hệ thống MF (băng tần 2 MHz) từ 35 hải lý đến dưới 250 hải lý.

Thiết bị thông tin liên lạc tầm xa (communications equipment range)

Thiết bị thông tin có tầm phủ sóng trên 250 hải lý.

Cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016? (hình từ Internet)

Yêu cầu đối với hệ thống báo hiệu khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như thế nào?

Theo Tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 về yêu cầu chung đối với hệ thống báo hiệu như sau:

- Vị trí đặt đèn báo cửa nằm tại cửa sông, cửa biển gần lối vào tuyến luồng hoặc trên khu vực neo đậu tránh trú bão, sao cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu mình, tiện lợi trong việc quản lý, sử dụng và tọa độ địa lý có độ chính xác tới 0,1 giây cung kinh tuyến. Màu sắc, hình dáng và kích thước bảo đảm khả năng nhận biết dễ dàng bằng mắt thường hoặc bằng các thiết bị máy móc hàng hải của tàu.

- Tầm hiệu lực (R) của đèn báo cửa: 10 hải lý ≤ R < 15 hải lý. Chiều cao tối thiểu của tháp đèn (tính từ mực nước biển trung bình với chiều cao mắt người quan sát bằng 5m) là 9m.

- Các báo hiệu dẫn luồng đáp ứng “Mục tiêu tự nhiên thấy rõ”, đáp ứng các yêu cầu:

+ Có vị trí được xác định với độ chính xác cao;

+ Màu sắc, hình dáng khác biệt so với màu sắc và hình dáng của các vật thể xung quanh;

+ Độ cao phù hợp yêu cầu quan sát, đo đạc của người đi biển.

- Kết cấu hệ thống báo hiệu bảo đảm độ bền và độ ổn định dưới tác động của các tải trọng trong quá trình xây dựng, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng. Yêu cầu tư thế của phao báo hiệu khi thả cân bằng và có mớn nước lớn hơn hoặc bằng 0,5 chiều cao thành phao.

Yêu cầu đối với phao neo tàu, xích neo, rùa neo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như thế nào?

Theo Tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 về yêu cầu chung đối với phao neo tàu, xích neo, rùa neo như sau:

- Phao neo không bị chìm khi neo tàu do lực căng của dây neo, khi không neo tàu nổi lên mặt nước với chiều cao mạn khô bằng 1/3 chiều cao của phao. Tư thế của phao neo khi chưa sử dụng ở trạng thái cân bằng.

- Kết cấu phao neo bảo đảm độ bền và độ ổn định dưới tác động của các tải trọng trong quá trình chế tạo, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng. Các liên kết, kết cấu đủ độ bền riêng. Các liên kết hàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và được kiểm tra khuyết tật bằng siêu âm 100% hoặc các biện pháp kiểm tra tương đương. Các thiết bị của phao neo trước khi sử dụng cho công trình được Đăng kiểm.

- Kết cấu của xích neo giữ được phao an toàn dưới tác động của lực neo tàu lớn nhất.

- Đường kính xích neo tính theo công thức d = 4,7 3√D2 (mm), trong đó: D là lượng chiếm nước của tàu (tấn).

- Chiều dài tối thiểu của xích neo không nhỏ hơn 3 lần chiều dài tàu hoặc 3 đến 5 lần độ sâu vùng nước neo đậu.

- Khối lượng và hình dạng của rùa neo giữ được phao an toàn dưới tác động của lực neo tàu lớn nhất, phù hợp với điều kiện địa chất, chiều sâu khu nước nơi đặt rùa và vị trí của rùa không bị dịch chuyển trong mọi điều kiện khai thác.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào