Chứng chỉ tiền gửi có phải là sổ tiết kiệm không?
Chứng chỉ tiền gửi có phải là sổ tiết kiệm không?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác..
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về thẻ tiết kiệm như sau:
Thẻ tiết kiệm
1. Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Như vậy, chứng chỉ tiền gửi không phải là sổ tiết kiệm, đây là hai khái niệm khác nhau.
Trong đó chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Đối với sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng.
Chứng chỉ tiền gửi có phải là sổ tiết kiệm không? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ quy định Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi như sau:
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
...
3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
h) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Như vậy, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên tổ chức phát hành;
- Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
- Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân);
- Tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
- Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với chứng chỉ tiền gửi do ai quy định?
Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá như sau:
Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá
1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.
2. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Như vậy, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?