Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu kiểm nghiệm viên?
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu kiểm nghiệm viên?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định về yêu cầu về năng lực như sau:
Yêu cầu về năng lực
Năng lực của cơ sở kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
2. Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định;
3. Có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên;
4. Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành;
5. Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.
Như vậy, cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm cần phải có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên.
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu kiểm nghiệm viên? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở thử nghiệm thực phẩm gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định về hồ sơ đăng ký gia hạn chỉ định như sau:
Hồ sơ đăng ký gia hạn chỉ định
Trước khi Quyết định chỉ định hết hiệu lực chín mươi (90) ngày, cơ sở kiểm nghiệm gửi một (01) bộ hồ sơ gia hạn chỉ định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
2. Kết quả so sánh liên phòng, thử nghiệm thành thạo đối với chỉ tiêu/phép thử do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo, liên quan đến phạm vi đăng ký tổ chức;
3. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm nghiệm trong thời gian được chỉ định theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Như vậy, hồ sơ đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở thử nghiệm thực phẩm gồm có:
- Đơn đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm, tải về
- Kết quả so sánh liên phòng, thử nghiệm thành thạo đối với chỉ tiêu/phép thử do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo, liên quan đến phạm vi đăng ký tổ chức;
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm nghiệm trong thời gian được chỉ định, tải về
Các bước tiến hành đánh giá cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định về đánh giá cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm như sau:
Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm
Đoàn đánh giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm (không áp dụng đối với cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch này). Các bước tiến hành đánh giá như sau:
1. Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm đối với yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này;
2. Lập Báo cáo đánh giá cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
3. Kết luận của đoàn đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trên cơ sở báo cáo khắc phục của cơ sở kiểm nghiệm, nếu cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm.
Như vậy, đoàn đánh giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập tiến hành đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm. Các bước tiến hành đánh giá như sau:
Bước 1: Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp của cơ sở kiểm nghiệm đối với yêu cầu theo quy định.
Bước 2: Lập Báo cáo đánh giá cơ sở kiểm nghiệm.
Bước 3: Kết luận của đoàn đánh giá.
Lưu ý: Việc kết luận đánh giá cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm sẽ dựa trên cơ sở báo cáo khắc phục của cơ sở kiểm nghiệm, nếu cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?