Trong trường hợp nào được xem là chuyến bay bị chậm?
Trong trường hợp nào được xem là chuyến bay bị chậm?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
1. Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho hành khách về việc thay đổi thời gian khởi hành của chuyến bay.
2. Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
3. Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
...
Theo đó, chuyến bay bị chậm trong trường hợp sau đây:
- Chuyến bay bị chậm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
- Đồng thời, trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp.
- Xin lỗi hành khách hàng.
- Bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách.
Trong trường hợp nào được xem là chuyến bay bị chậm? (Hình từ Internet)
Hành khách được giải quyết những quyền lợi nào khi chuyến bay bị chậm do lỗi của hãng bay?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về việc hành khách được giải quyết những quyền lợi sau đây khi chuyến bay bị chậm do lỗi của hãng bay:
Trong trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, ngoài các nghĩa vụ của khoản 3 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT.
Người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau:
- Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách.
- Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: Trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định.
- Đối với chuyến bay chậm kéo dài: Khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Hành khách đặc biệt có được miễn phí vận chuyển công cụ hỗ trợ của mình trên chuyến bay không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hành khách đặc biệt cụ thể như sau:
Vận chuyển hành khách đặc biệt
1. Hành khách đặc biệt bao gồm:
a) Hành khách là người khuyết tật;
b) Hành khách là người cao tuổi;
c) Hành khách là phụ nữ có thai;
d) Hành khách là trẻ em.
2. Hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ như đối với hành khách thông thường, đồng thời bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển hành khách đặc biệt.
3. Miễn phí, cước vận chuyển công cụ hỗ trợ của hành khách đặc biệt.
4. Hãng hàng không quy định cụ thể loại dịch vụ hỗ trợ bắt buộc cho từng đối tượng hành khách đặc biệt, thời gian hành khách phải báo trước để được cung cấp dịch vụ hỗ trợ được quy định cụ thể trong Điều lệ vận chuyển và niêm yết tại các đại lý bán vé.
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu hành khách đặc biệt là những hành khách thuộc 04 trường hợp sau đây:
- Hành khách là người khuyết tật;
- Hành khách là người cao tuổi;
- Hành khách là phụ nữ có thai;
- Hành khách là trẻ em.
Do đó, đối với một số hành khách đặc biệt thuộc các trường hợp trên thì sẽ được miễn phí vận chuyển công cụ hỗ trợ của mình trên chuyến bay theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?