Đề xuất xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù tuyển dụng Giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật?
Đề xuất xây dựng Nghị quyết quy định chính sách đặc thù tuyển dụng giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật?
Căn cứ theo Công văn 5695/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2023 về việc xin ý kiến đề xuất xây dựng Nghị quyết quy định chính sách đặc thù tuyển dụng giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật.
Theo đó, nhằm thực hiện Nghị quyết 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội đề xuất một số chính sách đặc thù để tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới (Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật) thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung chính sách cụ thể như sau:
[1] Đối tượng tuyển dụng:
- Cho phép tuyển dụng sinh viên, giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật để dạy các môn học này ở cấp tiểu học, THCS, THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Các giáo viên này sau khi được tuyển dụng phải tham gia lộ trình nâng chuẩn để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
[2] Thời gian thực hiện:
Việc tuyển dụng đối tượng này được thực hiện đến hết năm 2028 (2 năm trước khi kết thúc lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP để đến năm 2030 bảo đảm trình độ chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019).
[3] Quy trình tuyển dụng: Thực hiện theo quy định của Chính phủ
[4] Chế độ, chính sách sau khi tuyển dụng: Áp dụng các quy định của Chính phủ và Bộ GDĐT.
*Lưu ý: Chính sách này đề xuất áp dụng với các địa phương thiếu giáo viên, còn biên chế nhưng thiếu nguồn tuyển dụng giáo viên để dạy các môn học Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đề xuất xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù tuyển dụng Giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật? (Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký dự tuyển của giáo viên tại các trường công lập như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, điều kiện đăng ký dự tuyển của giáo viên tại các trường công lập bao gồm:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
- Có đơn đăng ký dự tuyển.
- Có lý lịch rõ ràng.
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
- Không thuộc các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Hợp đồng làm việc của giáo viên tại các trường công lập hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc như sau:
Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thông qua quy định trên, hợp đồng làm việc của giáo viên tại các trường công lập hiện nay chủ yếu là hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng được áp dụng từ ngày 01/07/2020.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau đây được áp dụng hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, cụ thể như:
- Giáo viên được tuyển dụng trước ngày 01/07/2020,
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm giáo viên tại các trường công lập nếu đáp ứng đủ điều kiện.
- Người được tuyển dụng làm giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?