Mỗi dự án đầu tư lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Cho tôi hỏi, Mỗi dự án đầu tư lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường? Nhờ anh chị giải đáp.

Mỗi dự án đầu tư lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ quy định Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, theo như quy của pháp luật thì mỗi dự án đầu tư chỉ phải lập một (01) báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 Mỗi dự án đầu tư lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Mỗi dự án đầu tư lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường? (Hình từ Internet)

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Dưới đây là các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật

- Phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học;

- Đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;

- Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

- Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường;

- Quy mô, tính chất của chất thải;

- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác;

- Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường;

- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có);

- Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

- Kết quả tham vấn;

- Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Đối tượng được tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai?

Căn cứ quy định Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như sau:

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng được tham vấn bao gồm:
a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
2. Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
...

Như vậy, đối tượng được tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm có:

- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.

Trân trọng!

Dự án đầu tư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dự án đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư phát sinh chất thải nguy hại đều phải xin cấp giấy phép môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào có thể thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ áp dụng từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Thông báo ngừng hoạt động của dự án đầu tư mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà đầu tư không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục biểu mẫu lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự án đầu tư
Đinh Khắc Vỹ
1,318 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự án đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào