Tổng hợp mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật trong trường hợp giám định lại?
Tổng hợp mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật trong trường hợp giám định lại?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát như sau:
Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:
...
Như vậy, theo quy định trên thì mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật trong trường hợp giám định lại tổng hợp như sau:
Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động trước ngày 01/01/2007:
- Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2007:
- Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động trước ngày 01/01/2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:
Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần từ ngày 01/01/2007:
- Đối với trường hợp sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:
Trong đó:
- Lmin : mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 30).
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- Đối với trường hợp sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m1 ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
- Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới.
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện nay là là 1.800.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Tổng hợp mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật trong trường hợp giám định lại? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ việc để phục hồi chức năng do tai nạn lao động có được trả lương không?
Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...
Như vậy, nếu người lao động nghỉ việc để phục hồi chức năng do tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động được hình thành từ những nguồn sau đây:
- Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?