Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không?

Xin cho tôi hỏi: Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hay không? Mong được giải đáp! (chị Dung - Hải Phòng),

Bí mật kinh doanh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về khái niệm bí mật kinh doanh như sau:

Giải thích từ ngữ
...
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
...

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên có thể hiểu khái niệm bí mật kinh doanh như sau:

- Là những thông tin bất kỳ có được từ quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

- Là những thông tin được giữ kín, không tiết lộ trong cộng đồng, giúp cho chủ sở hữu tạo ra lợi ích kinh tế khi thông tin được giữ bí mật.

- Đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không?

Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không? (Hình từ Internet)

Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh như sau:

Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Bên cạnh đó, tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng có quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau:

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Như vậy, công thức nấu ăn có thể được xem là bí mật kinh doanh nếu:

- Công thức nấu ăn đó không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Công thức nấu ăn đó được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ công thức nấu ăn này lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng công thức đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để công thức đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

- Công thức nấu ăn này phải liên quan trực tiếp đến việc kinh doanh và mang lại lợi thế, lợi nhuận cho việc kinh doanh đó.

Xử phạt hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như sau:

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể bị xử phạt từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh hoặc tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)

Trân trọng!

Bí mật kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bí mật kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh có bắt buộc phải thỏa thuận nội dung về xử lý vi phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trade secrets là gì? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là bí mật kinh doanh? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin nào được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh?
Hỏi đáp pháp luật
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Hỏi đáp pháp luật
Tiết lộ bí mật kinh doanh, thời hiệu kỷ luật là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bí mật kinh doanh
Âu Ngọc Hiền
1,044 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bí mật kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào