Không sử dụng khí dinitơ monoxide trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt?
Không sử dụng khí dinitơ monoxide trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt?
Ngày 4/10/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 6357/2023/BYT-KCB quy định về việc không sử dụng N2O trên người bệnh như sau:
Hiện nay, tình trạng lạm dụng khí dinitơ monoxide (Nitrous oxide - N2O) tại một số điểm vui chơi, giải trí gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược và các đơn vị có liên quan tại cuộc họp ngày 21/8/2023 khí dinitơ monoxide (Nitrous oxide - N2O) chưa đủ cơ sở pháp lý được công nhận là thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Vì vậy Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh chữa bệnh:
- Không sử dụng khí dinitơ monoxide (Nitrous oxide - N2O) trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt.
- Tăng cường quản lý việc Sử dụng khí Dinitơ monoxit (Nitrous oxide - N2O) tại cơ sở (nếu có) để tránh thất thoát, lạm dụng và sử dụng sai mục đích. Đơn vị nào để xảy ra việc thất thoát, lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì Thủ trưởng đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Không sử dụng khí dinitơ monoxide trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt? (Hình từ Internet)
Hiện nay, khi đi khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Mục 1 Chương 1 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định quyền lợi của người bệnh như sau:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế;
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư;
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh bao gồm:
- Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
- Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
- Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch, vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
- Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
- Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
- Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
+ Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
+ Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;
+ Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;
+ Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
- Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Những câu chúc Tết 2025 dành cho giáo viên, học sinh sau tết hay ngắn gọn mới nhất?
- Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
- Thế nào là phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập công đoàn từ 1/7/2025?