Đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT về máy lái thủy lực trên phương tiện thủy yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử?
- Yêu cầu chung về đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT?
- Đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT về máy lái thủy lực trên phương tiện thủy yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT được ban hành thèm theo Thông tư 27/2010/TT-BGTVT ngày 09/09/2010.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT quy định về các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nhập khẩu, sử dụng, kiểm tra, thử và chứng nhận đối với các loại máy lái thủy lực trên phương tiện thủy.
Ngoài ra, các máy lái thủy lực còn phải thỏa mãn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn có liên quan cho từng chủng loại.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nhập khẩu, sử dụng và kiểm tra, chứng nhận máy lái thủy lực trên phương tiện thủy trong phạm vi cả nước.
Đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT?
Theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT quy định về yêu cầu về đặc tính máy lái thủy lực như sau:
[1] Máy lái thủy lực được truyền động cơ giới phải có đặc tính kỹ thuật và kết cấu máy lái tay thủy lực sẽ được Đăng kiểm kiểm tra trong từng trường hợp cụ thể.
[2] Máy lái thủy lực trang bị cho mỗi tàu tối thiểu phải gồm:
- 01 máy lái chính;
- 01 máy lái phụ.
Máy lái chính và máy lái phụ phải được bố trí sao cho sự hư hỏng của một trong các máy lái đó không làm tê liệt hoạt động của máy lái kia.
Máy lái phụ được phép dùng chung hệ thống dẫn động của máy lái chính.
[3] Nếu máy lái chính gồm hai hoặc nhiều bộ động lực giống nhau thì không cần phải có máy lái phụ, với điều kiện là:
- Trên tàu khách, máy lái chính có khả năng điều khiển hoạt động của bánh lái khi một trong các bộ động lực đó bị hỏng.
- Trên tàu hàng, máy lái chính có khả năng điều khiển hoạt động của bánh lái khi làm việc với tất cả các bộ động lực.
- Máy lái chính phải thiết kế sao cho sau khi có sự cố đơn lẻ trong hệ thống ống của nó hoặc ở một trong các bộ động lực thì có thể tách phần sự cố ra khỏi hệ thống để duy trì hoặc nhanh chóng phục hồi khả năng điều khiển tàu.
Đặc tính của máy lái thủy lực được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT?
Theo Tiểu mục 2.2, 2.3 Mục Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24: 2010/BGTVT quy định về yêu cầu về đặc tính máy lái thủy lực như sau:
Máy lái chính:
(1) Có khả năng quay bánh lái từ 35° mạn này sang 35° mạn kia khi tàu ở mớn nước chở hàng sâu nhất và chạy tiến với tốc độ khai thác tối đa và ở các điều kiện đó, thời gian quay bánh lái từ 35° mạn này sang 30° mạn kia không được quá 28 giây.
(2) Được vận hành bằng cơ giới nếu cần để thỏa mãn các yêu cầu ở mục (1) hoặc trong trường hợp đường kính trục bánh lái phía trên lớn hơn 120 mm theo yêu cầu (được tính toán với hệ số phụ thuộc vào vật liệu Ks = 1, khi Ks nhỏ hơn 1), và không kể phần kích thước gia cường đi băng
(3) Được thiết kế sao cho không bị hỏng khi lùi ở tốc độ lớn nhất. Tuy nhiên yêu cầu thiết kế này không cần phải chứng minh bằng thử ở tốc độ lùi lớn nhất và ở góc bẻ lái lớn nhất.
Máy lái phụ:
Thiết bị lái phụ phải:
(1) Có khả năng quay bánh lái từ 15° mạn này sang 15° mạn kia trong thời gian không quá 60 giây khi tàu ở mớn nước chở hàng sâu nhất và chạy tiến với tốc độ bằng số lớn hơn giữa trị số một nửa vận tốc khai thác lớn nhất và 7 hải lý/giờ; và có khả năng đưa vào vận hành nhanh chóng trong trường hợp sự cố;
(2) Được vận hành bằng cơ giới nếu cần để thỏa mãn các yêu cầu theo mục (1) và trong mọi trường hợp khi đường kính trục bánh lái trên lớn hơn 230 mm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?