Không có giấy phép khai thác khoáng sản mà tự ý khai thác cát dưới lòng sông thì bị xử lý như thế nào?
Quy định về giấy phép khai thác khoáng sản?
Khoáng sản: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 quy định khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ trong tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất trên bãi thải của mỏ.
Khai thác khoáng sản: Theo khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 quy định khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Giấy phép khai thác khoáng sản: Theo Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 quy định về giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Như vậy, giấy phép khai thác khoáng sản phải có đầy đủ các nội dung như sau: Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản; trữ lượng, công suất, phương án khai thác khoáng sản; thời hạn khái thác khoáng sản; nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác có liên quan.
Giấy phép khai thác khoáng sản phải có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Không có giấy phép khai thác khoáng sản mà tự ý khai thác cát dưới lòng sông thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Không có giấy phép khai thác khoáng sản mà tự ý khai thác cát dưới lòng sông thì bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng (kể cả phương tiện khai thác trực tiếp và phương tiện tham gia gián tiếp) để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
....
Như vây, đối với hành vi khai thác cát dưới lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ bị phạt tiền theo tổng khối lượng khai thác khoáng sản.
Tự ý khai thác cát mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 đến trên 50m3).
Đồng thời, người vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng.
Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức là gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản?
Theo Điều 58 Luật Khoáng sản 2010 quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
- Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
- Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?