Nguyên liệu chính của các loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 là gì?
- Có bao nhiêu loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008?
- Nguyên liệu chính của các loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 là gì?
- Các chỉ tiêu cảm quan của nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 như thế nào?
- Việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định như thế nào?
Có bao nhiêu loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008?
Đầu tiên, có thể hiểu nước tương (Soy sauce) là sản phẩm dạng lỏng thu được do quá trình lên men và/hoặc quá trình thủy phân hạt đậu tương và/hoặc đậu tương và ngũ cốc và/hoặc protein thực vật.
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định thì có 03 loại nước tương cụ thể như sau:
- Nước tương lên men (Naturally brewed soy sauce) là hỗn hợp của sản phẩm thu được từ quá trình lên men đậu tương hoặc hỗn hợp đậu tương và ngũ cốc bằng men Aspergillus oryzae và/hoặc Aspergillus sojae; hoặc vi khuẩn và/hoặc nấm mốc và/hoặc nấm men có bổ sung muối và/hoặc chất tạo ngọt.
- Nước tương thủy phân (Non brewed soy sauce; Hydrolyzed soy sauce) là sản phẩm thu được từ quá trình thủy phân đậu tương và/hoặc potein thực vật, như khô đậu tương, khô lạc, khô dầu bằng axit hoặc enzym (còn được gọi là "protein thực vật thủy phân", có bổ sung muối và/hoặc chất tạo ngọt.
Nước tương lên men kết hợp thủy phân (Mixed soy sauce) là sản phẩm thu được từ quá trình thủy phân đậu tương và/hoặc protein thực vật, như khô đậu tương, khô lạc, khô dầu bằng axit hoặc enzym (còn được gọi là "protein thực vật thủy phân"), có bổ sung muối và/hoặc chất tạo ngọt.
Sản phẩm thu được từ quá trình lên men đậu tương hoặc hỗn hợp ngũ cốc và đậu tương bằng vi sinh vật và kết hợp với thủy phân bằng enzym tinh khiết hoặc axit.
Nguyên liệu chính của các loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên liệu chính của các loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 là gì?
Theo Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định về nguyên liệu chính cụ thể như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Nguyên liệu chính
- đậu tương (bao gồm cả đậu tương đã loại bỏ chất béo);
- ngũ cốc;
- protein thực vật;
- đường;
- muối;
- nước.
4.2. Thành phần tùy chọn
- men Aspergillus oryaze và/hoặc Aspergillus sojae
- axit dùng cho chế biến thực phẩm, loại thích hợp.
- enzym, loại thích hợp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên liệu chính của các loại nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 bao gồm:
- Đậu tương (bao gồm cả đậu tương đã loại bỏ chất béo);
- Ngũ cốc;
- Protein thực vật;
- Đường;
- Muối;
- Nước.
Các chỉ tiêu cảm quan của nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định về các chỉ tiêu cảm quan của nước tương như sau:
Các chỉ tiêu cảm quan của nước tương được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan của nước tương
Đồng thời, tại bảng 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 cũng có quy định về các chỉ tiêu hóa học của nước tương bao gồm:
Bảng 2 - Các chỉ tiêu hóa học của nước tương
Việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 quy định về việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển cụ thể như sau:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
6.1. Bao gói
Nước tương phải được đựng trong bao bì loại dùng cho thực phẩm, kín, khô, sạch.
6.2. Ghi nhãn
6.2.1. Sản phẩm phải được ghi nhãn phù hợp với TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-1985, Rev. 1-1991). Ngoài ra, cần phải ghi thêm các nội dung sau:
6.2.2. Tên của sản phẩm, phải được ghi như sau:
"Nước tương lên men", hoặc
"Nước tương lên men kết hợp thủy phân", hoặc
"Nước tương thủy phân".
6.3. Bảo quản
Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, thoáng mát. Không bảo quản nước tương cùng với các sản phẩm khác mà có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước tương.
6.4. Vận chuyển
Sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện thích hợp. Không vận chuyển nước tương cùng với các sản phẩm khác mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước tương.
Theo đó, việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển nước tương theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1763:2008 như sau:
- Bao gói để đảm bảo nước tương phải được đựng trong bao bì loại dùng cho thực phẩm, kín, khô, sạch.
- Ghi nhãn để đảm bảo sản phẩm phải được ghi nhãn phù hợp.
- Tên của sản phẩm, phải được ghi như sau:
+ "Nước tương lên men", hoặc
+ "Nước tương lên men kết hợp thủy phân", hoặc
+ "Nước tương thủy phân".
- Bảo quản phải đảm bảo sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, thoáng mát. Không bảo quản nước tương cùng với các sản phẩm khác mà có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước tương.
- Vận chuyển phải đảm bảo sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện thích hợp. Không vận chuyển nước tương cùng với các sản phẩm khác mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước tương.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/19102024/TCVN.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19102024/duong-o-to.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/240928/vitamin_d3.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-9/28092024/quan-tri-du-an.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang9/0928/co-so-bao-duong.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/20092024/nh%C3%A0%20v%C4%83n%20h%C3%B3a.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14092024/cay-xanh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/240914/quan_ly_rui_ro_antt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang9/0914/cong-trinh-the-thao.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-8/31082024/do-luong-su-thoa-mang-cua-khac-hang.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- 04 lưu ý khi không nộp phạt vi phạm giao thông năm 2025 mới nhất?
- Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?