Có các hình thức đào tạo cao đẳng nào?
Cao đẳng là gì?
Tại Điều 35 Luật Giáo dục 2019 có quy định:
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Theo đó, có thể hiểu cao đẳng thuộc một trong các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Là một hình thức đào tạo sau khi tốt nghiệp THPT và thấp hơn cấp bậc Đại học.
Hiện nay, việc đào tạo trình độ cao đẳng được chia thành 02 hình thức:
- Cao đẳng giáo dục nghề nghiệp (theo quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, hay trên thực tế còn gọi là cao đẳng nghề)
- Cao đẳng sư phạm ( theo quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT, hay trên thực tế còn gọi là cao đẳng chính quy)
Đối với cao đẳng chính quy (Cao đẳng sư phạm)
Cao đẳng chính quy là một loại hình đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia và được đào tạo theo mô hình tập trung sinh viên, dưới sự giám sát của Bộ giáo dục và đào tạo.
Khung chương trình đào tạo của hệ cao đẳng chinh quy có số lượng lý thuyết ít hơn so với chương trình đào tạo hệ Đại học. Thời gian đào tạo cũng ngắn hơn, một sinh viên cao đẳng trải qua 3 năm đào tạo.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng chính quy có thể tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn, nhằm mục đích nâng cao thêm kiến thức chuyên môn của mình.
Đối với cao đẳng nghề (Cao đẳng giáo dục nghề nghiệp)
Cao đẳng nghề là loại hình đào tạo nghề nghiệp, thuộc các trường dạy nghề và chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 2 - 3 năm và các sinh viên cao đẳng nghề sẽ được trang bị các kỹ năng thực hành nhiều hơn là lý thuyết.
Sau khi ra trường, sinh viên được cấp bằng hệ cao đẳng theo quy định. Các sinh viên sau đó sẽ tham gia vào thị trường lao động với kiến thức và tay nghề đầy đủ đã được trang bị ở trường.
Cao đẳng là gì? Có các hình thức đào tạo cao đẳng nào? (Hình từ Internet)
Có các hình thức đào tạo cao đẳng nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định thì có một số hình thức đào tạo cao đẳng cụ thể sau đây:
- Đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo theo năm học với lớp học tương đối cố định trong toàn khóa học, cho phép học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là người học) cùng lớp thực hiện theo một kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu chung, thống nhất.
- Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là phương thức đào tạo theo từng nội dung học tập được thiết kế thành những mô-đun, môn học, người học được chủ động lựa chọn mô-đun, môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy cho tới khi hoàn thành khối lượng mô-đun, tín chỉ quy định trong chương trình.
- Đào tạo trực tuyến là hình thức dạy học cho phép thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên môi trường Internet để thay thế việc dạy học trực tiếp tại các địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Lưu ý: Các hình thức đào tạo trên áp dụng đối với đào tạo cao đẳng giáo dục nghề nghiệp, không áp dụng đối với cao đẳng sư phạm
Chương trình học và thời gian học cao đẳng như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình và thời gian đào tạo như sau:
Chương trình và thời gian đào tạo
1. Chương trình đào tạo
a) Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập. Chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
b) Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học.
2. Thời gian đào tạo là thời gian để người học hoàn thành một chương trình đào tạo cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình đào tạo đó, cụ thể:
a) Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên từ một đến hai năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo;
b) Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình;
c) Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định;
d) Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ của từng chương trình.
...
Theo đó, chương trình học và thời gian học cao đẳng được quy định, cụ thể:
- Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập. Chương trình đào tạo được xây dựng theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
- Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học.
- Thời gian đào tạo là thời gian để người học hoàn thành một chương trình đào tạo cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp:
+ Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện 2 - 3 năm tùy theo ngành, nghề đào tạo.
+ Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ của từng chương trình.
Lưu ý: Các hình thức đào tạo trên áp dụng đối với đào tạo cao đẳng giáo dục nghề nghiệp, không áp dụng đối với cao đẳng sư phạm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?