Hành vi lừa đảo gọi điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tôi bị một người lạ gọi điện mạo danh là người thân cũ vay với số tiền 5.000.000 đồng. Anh/chị cho tôi hỏi hành vi lừa đảo này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Chị Khanh - TP HCM)

Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến?

Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Chính vì thế, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã công bố, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam giúp người dân đề cao cảnh giác.

Cụ thể, 24 hình thức lừa đảo được quy định như sau:

1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.

2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.

3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.

4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.

5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

12. Lừa đảo tuyển CTV online.

13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.

14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.

15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.

16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.

17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.

18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.

19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.

20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.

21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.

22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…

23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

24. Lừa đảo cho số đánh đề.

Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

Tải về

Hành vi lừa đảo gọi điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

Hành vi lừa đảo gọi điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, hành vi gọi điện thoại dùng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác với số tiền từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nên tố giác lên cơ quan nào?

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác, khiếu nại tội phạm như sau:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

Trân trọng!

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng? Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình báo lừa đảo qua mạng ở đâu? Lừa đảo qua mạng đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là lừa đảo qua mạng? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam chịu hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến phổ biến hiện nay cần chú ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Giả mạo tổ chức trại hè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không? Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có bị truy cứu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không? Người lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản sẽ bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Vũ Thị Lan Anh
1,907 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào