Pháp luật có cho phép sống thử trước hôn nhân không?
Sống thử trước hôn nhân là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định về việc sống thử trước hôn nhân cụ thể là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu sống thử trước hôn nhân là việc cả hai cùng nhau chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, không tổ chức hôn lễ.
Việc sống thử này là do cả hai bên nam, nữ đều tự nguyện và có mong muốn chung sống với nhau nhưng không phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau.
Pháp luật có cho phép sống thử trước hôn nhân không? (Hình từ Internet)
Pháp luật có cho phép sống thử trước hôn nhân không?
Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay thấy rằng không có quy định nào nghiêm cấm hành vi sống thử trước hôn nhân. Tuy nhiên căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo các quy định trên, mặc dù không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng với nhau nhưng quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con vẫn phát sinh trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Mục đích là để đảm bảo nếu trong quá trình cả hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nếu có con thì cũng phải hoàn thành các quyền, nghĩa vụ đồng thời đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ cho con.
Bên cạnh đó, trong quá trình hai bên nam nữ sống thử trước hôn nhân mà có tài sản chung muốn giải quyết thì pháp luật cũng sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên. Nếu các bên không có thỏa thuận thì tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Việc giải quyết tài sản dù là thỏa thuận hay pháp luật giải quyết thì cũng phải đảm bảo được cả hai yếu tố sau:
- Quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con;
- Công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Sống thử bao lâu thì phải kết hôn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
...
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Như vậy, pháp luật hiện nay cũng không có quy định nào điều chỉnh về việc thời gian sống thử bao lâu thì phải kết hôn.
Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ sống thử tự nguyện và thực hiện trên ý chí của mình chứ không phụ thuộc vào quy định của luật hay bất cứ điều kiện nào.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?