Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ bị xử phạt như thế nào?
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 42 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người nào có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Người được giám hộ là những người nào?
Căn cứ quy định Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Như vậy, người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên nhưng:
+ Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
+ Có cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Có cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Có cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
+ Có cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền gì?
Căn cứ quy định Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:
Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?