Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi nếu phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông thì hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? (Câu hỏi của chị Lan- Thanh Hóa)

Có được sử dụng lòng lề đường để phơi lúa hay không?

Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn giao thông 2008 quy định về việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
....

Tại Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
“1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;”

Như vậy, lòng lề đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Hành vi phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường không được xem là sử dụng cho mục đích giao thông và không thuộc một trong những trường hợp được sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông.

Chính vì thế, trong trường hợp này được xem là trái quy định của pháp luật.

Hành vi gây tai nạn giao thông do lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hành vi gây tai nạn giao thông do lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
...

Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi cản trở giao thông đường bộ sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội cản trở giao thông đường bộ như sau:

Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

Như vậy, người phạm tội cản trở giao thông đường bộ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.

Trân trọng!

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Các nội dung nào cần quan tâm khi có tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc và nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 67/2023/NĐ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có bị thu hồi Giấy phép lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ chưa? Khi nào có hiệu lực?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây tai nạn giao thông làm chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển xe đạp điện gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn giao thông
Vũ Thị Lan Anh
1,512 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào