Rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013?

Xin hỏi: Rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013?- Câu hỏi của anh Hóa (Tp.HCM).

Rượu vang là gì?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 có quy định về rượu vang như sau:

Rượu vang (wine): Đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men rượu từng phần/hoàn toàn từ nho tươi (hoặc từ dịch ép nho) và không qua chưng cất, có thể sử dụng phụ gia thực phẩm.

Rượu vang nổ (sparkling wine): Đồ uống có cồn thu được khi tiếp tục xử lý rượu vang trong hoặc sau quá trình sản xuất, có bổ sung cacbon dioxit (CO2) nội sinh, có thể sử dụng phụ gia thực phẩm. Sản phẩm có sủi bọt khi mở nắp chai do quá trình giải phóng cacbon dioxit.

Rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013?

Rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013? (Hình từ Internet)

Các tài liệu viện dẫn cho Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 về rượu vang bao gồm những tài liệu nào?

Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 có quy định tài liệu viện dẫn cho Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 về rượu vang bao gồm:

TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

TCVN 8007:2009, Rượu – Chuẩn bị mẫu và kiểm tra cảm quan

TCVN 8010:2009, Rượu chưng cất – Xác định hàm lượng methanol

AOAC 940.20, Sulfurous acid in wines (Axit sulfurơ trong rượu vang)

AOAC 964.08, Acidity (total volatile) of wines (Độ axit dễ bay hơi trong rượu vang)

AOAC 983.13, Alcohol in wines – Gas chromatographic method (Alcohol trong rượu vang – Phương pháp sắc kí khí).

Lưu ý: Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 có quy định rượu vang cần phải đáp ứng yêu cầu sau:

(1) Yêu cầu đối với nhiên liệu: Nho, dịch ép nho phải đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm.

(2) Yêu cầu đối với sản phẩm

- Chỉ tiêu cảm quan

Các chỉ tiêu cảm quan đối với rượu vang:

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm

2. Mùi

Thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men, không có mùi lạ

3. Vị

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ

4. Trạng thái

Trong, không vẩn đục

- Chỉ tiêu hóa học

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Hàm lượng etanol (cồn) ở 20 oC, % thể tích, không nhỏ hơn

8,5

2. Hàm lượng metanol, mg/l etanol 100o, không lớn hơn


- rượu vang đỏ

400

- rượu vang trắng và vang hồng

250

3. Độ axit dễ bay hơi, meq/l sản phẩm a), không lớn hơn

20

4. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit (SO2), mg/l sản phẩm, không lớn hơn


- rượu vang đỏ có hàm lượng đường kính theo tổng hàm lượng glucose và fructose nhỏ hơn 5 g/l

150

- rượu vang đỏ có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l

200

- rượu vang trắng và rượu vang hồng có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose nhỏ hơn 5 g/l

200

- rượu vang trắng và rượu vang hồng có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l

250

- rượu vang nổ

235

5. Áp suất dư trong chai tại 20 oC, bar, không nhỏ hơn


- đối với chai có dung tích không nhỏ hơn 0,25 lít

3,5

- đối với chai có dung tích nhỏ hơn 0,25 lít

3,0

a) meq = mili đương lượng, 1 meq tương đương với 60 mg axit axetic.


- Chất nhiễm bẩn

+ Kim loại nặng

Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng đối với rượu vang: theo quy định hiện hành.

+ Độc tố vi nấm

Giới hạn tối đa hàm lượng độc tố vi nấm trong rượu vang: theo quy định hiện hành.

(3) Phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm được sử dụng cho rượu vang: theo quy định hiện hành.

06 phương pháp thử rượu vang theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 bao gồm những phương pháp nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 có quy định 06 phương pháp thử rượu vang bao gồm:

(1) Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 8007:2009.

(2) Xác định hàm lượng etanol, theo AOAC 983.13.

(3) Xác định hàm lượng metanol, theo TCVN 8010:2009.

(4) Xác định độ axit dễ bay hơi, theo AOAC 964.08.

(5) Xác định hàm lượng SO2, theo AOAC 940.20.

(6) Xác định áp suất dư, sẽ được xây dựng.

Rượu vang phải được bảo quản ở môi trường nào?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 có quy định về bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển như sau:

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
6.1. Bao gói
Rượu vang được đóng trong bao bì kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
6.2. Ghi nhãn
Ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành và TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005).
6.3. Bảo quản
Bảo quản sản phẩm nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
6.4. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Như vậy, rượu vang phải được bảo quản ở môi trường khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào