Trong Luật Hợp tác xã 2023 Hợp tác xã được phân thành mấy loại?
- Trong Luật Hợp tác xã 2023 Hợp tác xã được phân thành mấy loại?
- Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên được quy định như thế nào?
- Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn được quy định như thế nào?
- Việc phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên được quy định như thế nào?
Trong Luật Hợp tác xã 2023 Hợp tác xã được phân thành mấy loại?
Căn cứ quy định Điều 16 Luật Hợp tác xã 2023 hiệu lực từ ngày 01/07/2024 quy định về phân loại hợp tác xã như sau:
Phân loại hợp tác xã
1. Hợp tác xã được phân loại siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí sau:
a) Doanh thu;
b) Tổng nguồn vốn.
2. Hợp tác xã siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn được xác định theo lĩnh vực hoạt động.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trong Luật Hợp tác xã 2023 thì hợp tác xã được phân thành 04 loại như sau:
- Hợp tác xã siêu nhỏ;
- Hợp tác xã nhỏ;
- Hợp tác xã vừa;
- Hợp tác xã lớn.
Trong Luật Hợp tác xã 2023 Hợp tác xã được phân thành mấy loại? (Hình từ Internet)
Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT quy định về phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên như sau:
Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên
Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
2. Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
3. Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
4. Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;
Như vậy, phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên được quy định như sau:
- Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
- Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
- Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
- Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;
Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT quy định về phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn như sau:
Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn
Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
2. Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
3. Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
4. Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn được quy định như sau:
- Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
- Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
- Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
- Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên.
Việc phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT quy định về phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên như sau:
Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên
Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
3. Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
4. Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên.
Như vậy, việc phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên được quy định như sau:
- Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
- Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?