Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không?

Cho tôi hỏi Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không? (Câu hỏi của anh Thanh - Bình Thuận)

Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không?

Căn cứ theo quy định điểm đ khoản 1 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định về đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng
1. Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
....
đ) Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.
....

Theo đó, thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 được hưởng các chế độ quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

- Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. (theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg

- Có làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình.

- Hiện tại không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

Mặt khác, các chế độ mà thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 được hưởng nếu đủ điều kiện bao gồm:

[1] Chế độ trợ cấp: (theo Điều 5 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg được điều chỉnh bởi Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BCA)

*Kể từ ngày 01/7/2017, thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2017 = Mức hưởng trợ cấp tháng 6/2017 X 1,0744

Trường hợp thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ đã từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.

*Hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Mức trợ cấp 01 lần của thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975:

- 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống.

- Từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.

- Trường hợp thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ đã từ trần thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng:

+ Vợ hoặc chồng.

+ Con đẻ, con nuôi.

+ Bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

[2] Chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí: (theo Điều 6 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg được điều chỉnh bởi Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BCA)

Nếu trường hợp thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 chưa được hưởng chế độ BHYT thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.

Khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không?

Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không? (Hình từ Internet)

Thời gian tính hưởng chế độ đối với thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 như thế nào?

Theo quy định Điều 4 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định về cách tính thời gian hưởng chế độ như sau:

Cách tính thời gian hưởng chế độ
1. Thời gian tính hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này là thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu. Đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định này là thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trường hợp, đối tượng có thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thuộc các nhóm đối tượng khác nhau quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn.
2. Khi tính thời gian hưởng đối với chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng đư

Theo đó, thời gian tính hưởng chế độ đối với thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 là thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Trường hợp, thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 thuộc các nhóm đối tương khác cũng được hưởng chế độ quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg hoặc có thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế gián đoạn thì được công dồn.

Hồ sơ để hưởng các chế độ đối với thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975?

Căn cứ theo quy định Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, hồ sơ để hưởng các chế độ đối với thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 bao gồm như sau:

[1] Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm:

- 01 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần).

- 01 hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền).

[2] Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bao gồm:

- 01 bản khai của đối tượng.

- 01 hoặc 01 số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Thanh niên xung phong
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh niên xung phong
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập ngày mấy? Trụ sở chính ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh niên xung phong hưởng những chính sách ưu đãi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Hợp tác quốc tế về thanh niên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh niên xung phong
Dương Thanh Trúc
2,792 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh niên xung phong

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh niên xung phong

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào