Các khoản chi nào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí?
Các khoản chi nào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
2. Nguyên tắc hạch toán chi
2.1. Chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật và nằm trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hàng năm. Việc xác định chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán, phù hợp với quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2.2. Các khoản Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí:
a) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ;
c) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
d) Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.
Như vậy, các khoản chi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí gồm có:
- Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ;
- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
- Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.
Các khoản chi nào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
2. Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như sau:
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
- Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm các khoản nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 8, khoản 9 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC quy định về các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
1.1. Chi trả lãi tiền vay đối với các khoản vốn đi vay trong trường hợp vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 12 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
1.2. Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác.
1.3. Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
1.4. Chi trả phí dịch vụ thu nợ (nếu có) cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi và các khoản nợ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản theo quy định của pháp luật.
1.5. Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật.
1.6. Chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về bảo hiểm tiền gửi. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổng mức chi của khoản chi này không vượt quá 3% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ.
1.7. Chi cho cán bộ, nhân viên:
a) Chi phí tiền lương, thù lao của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;
đ) Chi trang phục giao dịch bằng tiền, bằng hiện vật; mức chi tối đa không quá mức chi trang phục giao dịch bằng tiền theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
e) Chi bảo hộ lao động theo quy định;
g) Chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
h) Chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định;
i) Chi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm;
k) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định;
l) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
.....
Như vậy, các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm có:
- Chi trả lãi tiền vay đối với các khoản vốn đi vay trong trường hợp vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm theo quy định
- Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác.
- Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Chi trả phí dịch vụ thu nợ (nếu có) cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi và các khoản nợ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản theo quy định của pháp luật.
- Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về bảo hiểm tiền gửi. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổng mức chi của khoản chi này không vượt quá 3% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ.
- Chi cho cán bộ, nhân viên.
- Chi hoạt động quản lý
- Chi dự phòng rủi ro (bao gồm cả chi dự phòng đối với trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) thực hiện theo quy định của pháp luật về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
- Chi về tài sản
- Các khoản chi phí khác
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?