Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023?

Cho tôi hỏi chương trình bồi dưỡng viên chức giáo vụ có thời lượng bồi dưỡng và cấu trúc chương trình như thế nào? Câu hỏi từ chị Mỹ (Phú Yên)

Đối tượng nào tham gia chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023?

Căn cứ Mục 1 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định đối tượng bồi dưỡng:

ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Viên chức giáo vụ làm việc trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập) chưa hoàn thành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ.

Như vậy, viên chức giáo vụ làm việc trong các trường sau nếu chưa hoàn thành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ thì tham gia chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023:

(1) Trường phổ thông dân tộc nội trú;

(2) Trường trung học phổ thông chuyên;

(3) Trường dự bị đại học;

(4) Trường dành cho người khuyết tật công lập;

Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023?

Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023? (Hình từ Internet)

Thời gian tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là bao lâu?

Căn cứ Mục 3 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định thời lượng và cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:

(1) Thời lượng bồi dưỡng

- Tổng thời lượng: 160 tiết. Trong đó:

+ Lý thuyết và thực hành: 130 tiết.

+ Ôn tập và thảo luận: 10 tiết.

+ Kiểm tra: 02 tiết.

+ Tìm hiểu thực tế (tham quan, khảo sát, nghe báo cáo ngoại khóa), viết bài thu hoạch: 16 tiết.

+ Khai giảng, bế giảng: 02 tiết.

- Thời gian thực hiện là 04 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 160 tiết.

- Trường hợp bố trí, sắp xếp thời gian bồi dưỡng không liên tục nhằm phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học viên thì thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.

(2) Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm 7 chuyên đề, chia thành 3 phần:

- Phần 1: Kiến thức chung.

- Phần 2: Kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của viên chức giáo vụ.

- Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch.

TT

Nội dung

Tổng (số tiết)

Lý thuyết (Số tiết)

Thực hành (Số tiết)

I

Phần 1. Kiến thức chung

26

20

6

1

Quản lý nhà nước về giáo dục

8

8


2

Công tác giáo vụ trong cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập

8

8


3

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của viên chức giáo vụ

4

4


4

Ôn tập và thảo luận phần 1

6


6

II

Phần 2. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức giáo vụ

116

52

64

1

Nội dung cơ bản về công tác giáo vụ

32

16

16

2

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác giáo vụ

12

4

8

3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo vụ

32

16

16

4

Xử lý một số tình huống điển hình trong công tác giáo vụ

32

16

16

5

Ôn tập và thảo luận phần 2

6


6

6

Kiểm tra

2


2

III

Phần 3. Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch

16

0

16

1

Tìm hiểu thực tế về công tác giáo vụ

8


8

2

Viết bài thu hoạch

8


8


Khai giảng, bế giảng

2


2


Tổng

160

72

88

Viên chức giáo vụ phải có trình độ đào tạo như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ:

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ
1. Nhiệm vụ
a) Lập kế hoạch, thực hiện công tác giáo vụ hàng năm của nhà trường; báo cáo định kỳ, thường xuyên theo quy định;
b) Quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường liên quan đến học sinh;
c) Phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh và các nhiệm vụ được giao liên quan đến thi, kiểm tra, đánh giá học sinh;
d) Phối hợp với giáo viên, nhân viên trong nhà trường quản lý, theo dõi học sinh hàng ngày; tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
đ) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành;
b) Trung thực, khách quan, có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh;
c) Thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ);
b) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ theo quy định.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu và biết vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành đối với cấp học vào trong lĩnh vực công tác;
b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường;
c) Có năng lực tổ chức và quản lý học sinh để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của viên chức giáo vụ;
d) Có khả năng phối hợp và giao tiếp tốt với đồng nghiệp; tư vấn, hỗ trợ học sinh và cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp.

Như vậy, viên chức giáo vụ phải có trình độ đào tạo như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ);

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ theo quy định.

Trân trọng!

Chức danh nghề nghiệp viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 2 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên công lập 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 1 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 1 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non hạng 2 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non hạng 1 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức biên dịch viên từ hạng 2 lên hạng 1 từ 07/11/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức an toàn thông tin hạng 1 từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung chức danh nghề nghiệp viên chức điều dưỡng và kỹ thuật y?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Phan Vũ Hiền Mai
580 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào