Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ có phải là phương thức chuyển giao công nghệ?
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ có phải là phương thức chuyển giao công nghệ?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về phương thức chuyển giao công nghệ như sau:
Phương thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, việc đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận là một trong các phương thức chuyển giao công nghệ.
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ có phải là phương thức chuyển giao công nghệ? (Hình từ Internet)
Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao như sau:
Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
2. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
b) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Như vậy, hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau:
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
- Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
- Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
- Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
Quyền chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về quyền chuyển giao công nghệ như sau:
Quyền chuyển giao công nghệ
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Như vậy, quyền chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
- Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Đại hội nào của Đảng ta quyết định chọn ngày 3 2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?