Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan bị xử phạt như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về giám sát hải quan như sau:

Vi phạm quy định về giám sát hải quan
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
....
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này.

Như vậy, hành vi tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Trường hợp tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)

Bên cạnh đó nếu hàng hóa đã bị tiêu thụ người vi phạm còn có thể bị xử phạt về hành vi tương ứng khác.

Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan bị xử phạt như thế nào?

Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá được thực hiện qua các phương thức như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định về đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như sau:

Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
...
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
...

Như vậy, việc giám sát hải quan đối với hàng hoá được thực hiện qua các phương thức như sau:

- Niêm phong hải quan;

- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

Người có hành vi tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan có các tình tiết giảm nhẹ xử lý vi phạm hành chính nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:

Tình tiết giảm nhẹ
1. Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
....

Căn cứ quy định Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:

Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, người có hành vi tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan có các tình tiết giảm nhẹ xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Trân trọng!

Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan theo quý mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan được tạm dừng áp dụng trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã vạch hải quan là gì? Hướng dẫn quy trình lấy mã vạch hải quan online mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên về thủ tục hải quan có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ký quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi làm thủ tục hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được thay đổi theo số định danh cá nhân đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ hàng không phải thông báo danh sách đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt mình khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hải quan
Đinh Khắc Vỹ
1,880 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào