Nợ phải trả của Nhà nước có phải là nội dung trong báo cáo tình hình tài chính nhà nước không?
Nợ phải trả của Nhà nước có phải là nội dung trong báo cáo tình hình tài chính nhà nước không?
Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo tình hình tài chính nhà nước như sau:
Báo cáo tình hình tài chính nhà nước
1. Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
2. Nội dung của báo cáo tình hình tài chính nhà nước:
a) Tài sản của Nhà nước:
Tài sản của Nhà nước bao gồm toàn bộ tài sản Nhà nước giao cho các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định: Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.
b) Nợ phải trả của Nhà nước:
Nợ phải trả của Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và các khoản phải trả khác của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này có nghĩa vụ phải trả.
c) Nguồn vốn của Nhà nước:
Nguồn vốn của Nhà nước bao gồm nguồn vốn hình thành tài sản; thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính nhà nước, nguồn vốn khác của Nhà nước.
3. Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, về nội dung của báo cáo tình hình tài chính nhà nước gồm có nội dung về tài sản của Nhà nước, nợ phải trả của Nhà nước, nguồn vốn của Nhà nước.
Do đó thông tin về nợ phải trả của Nhà nước là nội dung trong báo cáo tình hình tài chính nhà nước.
Nợ phải trả của Nhà nước có phải là nội dung trong báo cáo tình hình tài chính nhà nước không? (Hình từ Internet)
Đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước có các quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước như sau:
Quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước
1. Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
3. Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Như vậy, đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước có các quyền và trách nhiệm sau đây:
- Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
- Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp theo quy định, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính.
- Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước như sau:
Phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc) và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh).
2. Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc.
3. Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh).
Như vậy, phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước được quy định như sau:
- Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc) và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh).
- Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc.
- Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?