Mẫu Thẻ kho theo Thông tư của Bộ Tài chính hiện nay?
Thẻ kho được dùng để làm gì?
Thẻ kho (hay còn được gọi là Sổ kho) là giấy tờ được lập bởi quản lý kho và kế toán. Thẻ kho được dùng để quản lý số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị, dụng cụ được nhập vào, xuất ra hoặc lưu trữ trong kho.
Ngoài ra, đây là căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, hàng hóa,... và xác định trách nhiệm vật chất đối với chủ kho. Việc ghi chép thẻ kho sẽ đươc thực hiện vào cuối ngày.
Căn cứ theo pháp luật hiện hành, không yêu cầu bắt buộc đối với việc lập thẻ kho đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... Tuy nhiên, việc lập thẻ kho giúp việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn và tránh thất thoát sản phẩm hàng hóa,...
Mẫu Thẻ kho theo Thông tư của Bộ Tài chính hiện nay? (Hình từ Internet)
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính?
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 200 là mẫu S12-DN được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng đối với đối tượng như sau:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính như sau:
Tải Mẫu thẻ kho theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính Tải về.
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 133 của Bộ Tài chính?
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 133 là mẫu số S08-DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng đối với đối tượng như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 133 của Bộ Tài chính như sau:
Tải Mẫu thẻ kho theo Thông tư 133 của Bộ Tài chính tại đây.
Hướng dẫn lập thẻ kho theo Thông tư của Bộ Tài chính như thế nào?
Việc lập thẻ kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC được thực hiện như sauThẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển.
“Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.
Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho.
Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
- Cột A: Ghi số thứ tự;
- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;
- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;
- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;
- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;
- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;
- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?