Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì? Dự án nào được ưu tiên sử dụng vốn ODA?
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền (sau đây gọi chung là nhà tài trợ nước ngoài) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP về vốn hỗ trợ phát triển chính thức:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.
...
Như vậy, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì? Dự án nào được ưu tiên sử dụng vốn ODA? (Hình từ Internet)
Vốn ODA có các loại nào?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về vốn ODA có các loại sau:
(1) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
(2) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
Dự án nào được ưu tiên sử dụng vốn ODA?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
2. Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
3. Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
4. Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.
Theo quy định trên, các dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:
- Đối với vốn ODA không hoàn lại:
+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;
+ Dự án tăng cường năng lực;
+ Dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;
+ Dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh;
+ Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Dự án tăng trưởng xanh;
+ Dự án đổi mới sáng tạo;
+ Dự án an sinh xã hội;
+ Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
- Đối với vốn vay ODA:
+ Dự án trong các lĩnh vực y tế;
+ Dự án trong các lĩnh vực giáo dục;
+ Dự án trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
+ Dự án trong các lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Dự án trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường;
+ Dự án trong các lĩnh vực hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Thời gian tập sự của công chức có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương hay không?
- 12 đối tượng được miễn phí qua trạm thu phí BOT từ ngày 01/01/2025?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe gồm những gì?
- Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh không?