Yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô theo TCVN 13381-2:2021 như thế nào?

Cho tôi hỏi Yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo TCVN 13381-2:2021 như thế nào? (Câu hỏi của anh Hưng - An Giang)

Yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo TCVN 13381-2:2021 như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 13381-2:2021, yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được quy định như sau:

[1] Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng:

- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại tiết 5.2.6 Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 13381-2:2021.

- Hệ thống mạng lưới điểm khảo nghiệm đáp ứng: số lượng điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng khảo nghiệm và diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm tại mỗi điểm khảo nghiệm theo quy định tại Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 13381-2:2021.

- Nhà kho lưu mẫu giống khảo nghiệm: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 °C đến 15 °C, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích nhà kho tối thiểu 20 m3.

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như máy tính, máy in, thiết bị ghi hình.

- Thiết bị, dụng cụ đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử có độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; tủ sấy.

- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác.

- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay.

[2] Khảo nghiệm có kiểm soát:

- Phòng thử nghiệm đủ điều kiện và có thiết bị, dụng cụ như:

+ Dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ đo pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần;

+ Buồng cấy vô trùng, nồi hấp khử trùng đạt được 2 atm ở 121 °C, tủ sấy, tủ định ôn có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật phát triển, máy phun ẩm, tủ lạnh âm 20 °C trở xuống để bảo quản, phân lập, nhân nuôi tác nhân gây bệnh như khô vằn.

+ Có khu vực chuẩn bị mẫu, khu vực khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ.

- Nhà lưới với các điều kiện phù hợp để bố trí các thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát bệnh khô vằn như:

+ Đủ ánh sáng, nước tưới để cây trồng sinh trưởng phát triển.

+ Chống được côn trùng, chuột, chim. Nhà lưới phải đảm bảo cách ly nguồn bệnh với môi trường;

- Nhà lưới hoặc ngoài đồng ruộng có mái che đủ diện tích để bố trí thí nghiệm đánh giá tính chịu hạn theo quy định tại tiểu 5.4.3.1 Tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 13381-2:2021.

+ Có thể điều khiển chế độ tưới nước một cách chủ động theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

+ Nguồn bệnh khô vằn sử dụng để đánh giá.

+ Giống chuẩn nhiễm, chuẩn kháng đối tượng đánh giá.

Yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô theo TCVN 13381-2:2021 như thế nào?

Yêu cầu khảo nghiệm VCU giống ngô theo TCVN 13381-2:2021 như thế nào? (Hình từ Internet)

Khảo nghiệm VCU giống ngô được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 13381-2:2021, khảo nghiệm VCU giống ngô bao gồm khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng và khảo nghiệm có kiểm soát như:

[1] Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng:

- Địa điểm khảo nghiệm giống ngô phải đại diện về đất đai, khí hậu thời tiết của vùng khảo nghiệm; phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của giống ngô và do tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng lựa chọn, quyết định.

- Địa điểm khảo nghiệm diện hẹp được thực hiện tại các tỉnh khác nhau.

- Địa điểm khảo nghiệm diện rộng được thực hiện tại các tỉnh khác nhau.

- Khảo nghiệm giống ngô thực hiện theo từng vùng. Số lượng địa điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng theo quy định tại Bảng 1.

Tại mỗi điểm khảo nghiệm có đủ diện tích để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp theo quy định tại 5.2.2 hoặc khảo nghiệm diện rộng theo quy định tại 5.3.2. Diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm là: khảo nghiệm diện hẹp 170 m2; khảo nghiệm diện rộng 3000 m2.

[2] Khảo nghiệm có kiểm soát

- Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát bệnh khô vằn đối với tất cả các giống ngô khảo nghiệm.

- Khảo nghiệm có kiểm soát đặc tính chịu hạn chỉ thực hiện đối với giống ngô được đăng ký có đặc tính chịu hạn.

Phân nhóm giống ngô khảo nghiệm theo các hình thức nào?

Căn cứ tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 13381-2:2021, phân nhóm giống ngô khảo nghiệm theo các hình thức:

[1] Phân nhóm giống theo mục đích sử dụng:

Các nhóm ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường được phân thành nhóm theo mục đích sử dụng như sau:

- Nhóm ngô tẻ lấy hạt.

- Nhóm ngô tẻ lấy hạt có hàm lượng protein cao.

- Nhóm ngô tẻ sinh khối.

- Nhóm ngô nếp.

- Nhóm ngô đường.

- Giống ngô có đặc tính kháng.

- Giống ngô có đặc tính chịu hạn.

[2] Phân nhóm giống theo thời gian sinh trưởng:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, các giống ngô tẻ được phân nhóm theo quy định tại Bảng 2.

Nhóm giống ngô nếp, ngô đường ngắn ngày thu tươi sau khi trổ cờ, phun râu từ 20 ngày đến 25 ngày hoặc trồng từ 60 ngày đến 65 ngày tùy theo giống.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào