Nợ công là gì? Các chỉ tiêu an toàn nợ công gồm những chỉ tiêu nào?
Nợ công là gì? Các phân loại nợ công là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về phân loại nợ công như sau:
Phân loại nợ công
1. Nợ Chính phủ bao gồm:
...
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
...
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
...
Đồng thời tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 giải thích về nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
...
Theo đó, hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể trả lời cho câu hỏi "Nợ công là gì". Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản nợ công là khoản vay của nhà nước, là tổng các khoản vay từ trung ương đến địa phương. Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Nợ công là gì? Các chỉ tiêu an toàn nợ công gồm những chỉ tiêu nào? (Hình từ Internet)
Các chỉ tiêu an toàn nợ công gồm những chỉ tiêu nào?
Tại điều 21 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định.
2. Các chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
...
Theo đó, chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định, gồm có:
- Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
- Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Những rủi ro với nợ công gồm những gì? Cách phòng ngừa rủi ro với nợ công là gì?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về nhận diện rủi ro với nợ công như sau:
Rủi ro với nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;
- Các loại rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro như sau:
Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro
1. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền.
2. Đối với việc phòng ngừa và xử lý rủi ro thanh khoản gồm: bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý nợ công; phát hành công cụ nợ để đảm bảo thanh khoản; cơ cấu lại kỳ hạn của các khoản nợ, mua lại nợ, hoán đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn nợ.
3. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro do biến động thị trường tài chính gồm: phát triển thị trường vốn trong nước; nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
4. Căn cứ vào đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, Bộ Tài chính xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án cơ cấu lại nợ của chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện.
Theo đó, các biện pháp phòng ngừa rủi ro với nợ công sẽ tương ứng với các rủi ro như sau:
(1) Đối với rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại: sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền.
(2) Đối với rủi ro thanh khoản:
- Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
- Phát hành công cụ nợ để đảm bảo thanh khoản;
- Cơ cấu lại kỳ hạn của các khoản nợ, mua lại nợ, hoán đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn nợ
(3) Đối với rủi ro do biến động thị trường tài chính:
- Phát triển thị trường vốn trong nước;
- Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?