Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính tỉnh như thế nào?
Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam?
Hiện nay, có 02 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam là tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bình Dương. Trong đó, mỗi tỉnh có 04 thành phố cụ thể:
[1] Tỉnh Quảng ninh có:
- Thành phố Hạ Long.
- Thành phố Cẩm Phả.
- Thành phố Uông Bí.
- Thành phố Móng Cái.
[1] Tỉnh Bình Dương có:
- Thành phố Dĩ An.
- Thành phố Thủ Dầu Một.
- Thành phố Thuận An.
- Thành phố Tân Uyên (Thành phố mới được thành lập thông qua Nghị quyết 725/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính tỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính tỉnh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH, tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính tỉnh được phân loại như sau:
*Áp dụng với đơn vị hành chính tỉnh tại nông thôn.
Tiêu chuẩn phân loại | Tính điểm phân |
Quy mô dân số | - Tỉnh từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm. - Tỉnh miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% mức trên. |
Diện tích tự nhiên | Từ 1.000 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm. |
Số đơn vị hành chính trực thuộc | - Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trở xuống được tính 2 điểm. - Trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm. - Có tỷ lệ số thành phố thuộc tỉnh và thị xã trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 20% trở xuống được tính 1 điểm. - Trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm. |
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội | - Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống được tính 8 điểm; trên 10% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm. - Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. - Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. - Có từ 20% đến 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. - Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm. - Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm; - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiềutừ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm |
Các yếu tố đặc thù | - Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm; - Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 10% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. |
Phân loại đơn vị hành chính do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH, việc phân loại đơn vị hành chính do các chủ thể sau có thẩm quyền quyết định:
- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1, loại 2 và loại 3.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại 1, loại 2 và loại 3.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 và loại 3.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?