Giải phóng mặt bằng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng?

Cho tôi hỏi: Giải phóng mặt bằng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng? - Câu hỏi của anh Linh - Bình Thuận

Giải phóng mặt bằng là gì?

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu, giải phóng mặt bằng là việc di dời công trình xây dựng, cây cối, hoa màu trên đất để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới trên đất.

Thông thường, công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất nhằm thực hiện các mục đích theo quy định.

Giải phóng mặt bằng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng?

Giải phóng mặt bằng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng?

Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Theo đó, sẽ có 02 cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền thu hồi sẽ có sự khác nhau, gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?

Tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 có quy định các trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể:

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;

- Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;

- Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Trân trọng!

Giải phóng mặt bằng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giải phóng mặt bằng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy hình thức đền bù giải phóng mặt bằng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải phóng mặt bằng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giải phóng mặt bằng
Huỳnh Minh Hân
7,931 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giải phóng mặt bằng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào