Lao động nữ có phải đi làm ngay sau khi sẩy thai không?
Người lao động nào được hưởng chế độ thai sản khi bị sẩy thai?
Đầu tiên, lao động nữ nếu có tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà khi mang thai không may bị sẩy thai thì theo khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị sẩy thai sẽ có quyền được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo đó, người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi bị sẩy thai phải thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ.
- Người làm việc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân.
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Lao động nữ có phải đi làm ngay sau khi sẩy thai không? (Hình từ Internet)
Lao động nữ có phải đi làm ngay sau khi sẩy thai không?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, theo quy định trên thì khi lao động nữ bị sẩy thai sẽ không phải đi làm ngay mà thay vào đó sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, cụ thể:
- Nếu sẩy thai dưới 5 tuần thì được nghỉ 10 ngày.
- Nếu sẩy thai dưới 13 tuần thì được nghỉ 20 ngày.
- Nếu sẩy thai dưới 25 tuần thì được nghỉ 40 ngày.
- Nếu sẩy thai từ đủ 25 tuần trở lên thì được nghỉ 50 ngày.
Lưu ý: Thời gian lao động nữ hưởng chế độ sẩy thai tính cả ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Lao động nữ bị sẩy thai khi nghỉ dưỡng sức có tính ngày nghỉ cuối tuần không?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cụ thể như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, đối với trường hợp lao động nữ bị sẩy thai như đã phân tích tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ở mục 2 thì nếu trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày.
Trong đó, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?