Bản chụp dùng để chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu có bắt buộc phải có các trang có thông tin về thị thực không?
Bản chụp dùng để chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu có bắt buộc phải có các trang có thông tin về thị thực không?
Tại Công văn 4330/BTP-HTQTCT năm 2020 trả lời kiến nghị của công dân về chứng thực bản sao từ bản chính do Bộ Tư pháp ban hành có đề cập nội dung này như sau:
Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Tư pháp nhận được kiến nghị của Bà về việc tại Điều 10 Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định về bản sao từ bản chính sử dụng từ “chụp” dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau do không đồng nghĩa với từ “sao” và đề nghị sửa đổi quy định tại Điều này theo hướng khi chứng thực hộ chiếu chỉ cần sao y theo yêu cầu của người yêu cầu. Về vấn đề này, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính thì: "Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (khoản 2 Điều 2); “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như trong sổ gốc (khoản 5 Điều 2). Như vậy, bản sao để dùng chứng thực từ bản chính là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, đầy đủ thông tin như bản chính.
Đồng thời, Điều 10 Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định: “bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính”.
Do vậy, bản chụp dùng để chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu thì phải có tất cả các trang có thông tin của hộ chiếu, kể cả trang có thông tin về thị thực (trừ các trang không có thông tin).
Căn cứ theo nội dung hướng dẫn trên, bản chụp dùng để chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu thì phải có tất cả các trang có thông tin của hộ chiếu, kể cả trang có thông tin về thị thực (trừ các trang không có thông tin).
Bản chụp dùng để chứng thực bản sao từ bản chính hộ chiếu có bắt buộc phải có các trang có thông tin về thị thực không? (Hình từ Internet)
Hộ chiếu không được dùng để chứng thực bản sao trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao cụ thể như sau:
Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, đối với các trường hợp sau đây thì bản sao hộ chiếu không được công chứng, cụ thể:
- Bản chính không còn hợp lệ.
- Bản chính không xác định được nội dung.
- Bản chính đóng dấu mật hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; chống chế độ xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc lịch sử của Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi phạm quyền công dân.
- Bản chính của cơ quan nước ngoài cấp chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Phòng Tư pháp có được chứng thực bản sao hộ chiếu của người nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ban hành về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
...
Theo đó, Phòng Tư pháp bảo gồm cả Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phép chứng thực bản sao hộ chiếu từ bản chính của người nước ngoài khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?