Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có được đương nhiên xóa án tích không?
- Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có được đương nhiên xóa an tích không?
- Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gồm những gì?
Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có được đương nhiên xóa an tích không?
Căn cứ quy định Điều 89 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích như sau:
Xóa án tích
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Như vậy, pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có thể được đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có được đương nhiên xóa án tích không? (Hình từ Internet)
Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
....
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy vào mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 85 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Như vậy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gồm có:
- Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
- Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?