Người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai?

Cho tôi hỏi, người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai? Nhờ anh chị giải đáp.

Người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai?

Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp như sau:

Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp
1. Đối tượng được miễn đóng góp:
a) Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020.
b) Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
d) Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
đ) Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
e) Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên.
g) Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
h) Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan; thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.
i) Hợp tác xã không có nguồn thu.
k) Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
....

Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai.

Người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phân trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai?

Người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.

Như vậy, nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

+ Không vì mục đích lợi nhuận;

+ Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;

+ Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

Các hành vi bị cấm về phòng chống thiên tai theo quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về các hành vi bị cấm về phòng chống thiên tai bao gồm:

- Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.

- Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

- Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.

- Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.

- Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.

- Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.

- Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trân trọng!

Suy giảm khả năng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Suy giảm khả năng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu % thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Suy giảm khả năng lao động
Đinh Khắc Vỹ
410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Suy giảm khả năng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào