Cách điền phiếu thu thập thông tin dân cư hiện nay?
Cách điền phiếu thu thập thông tin dân cư hiện nay?
Phiếu thu thập thông tin dân cư là mẫu dùng cho công dân kê khai thông tin nhân thân của mình để thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hiện nay, phiếu thu thập thông tin dân cư sử dụng mẫu DC01 được ban hành kèm theo Thông tư 104/2020/TT-BCA.
Phiếu thu thập thông tin dân cư mẫu DC01 như sau:
Tải Phiếu thu thập thông tin dân cư DC01 tại đây. Tải về.
Cách điền phiếu thu thập thông tin dân cư được thực hiện như sau:
[1] Mục “Tỉnh/thành phố; Quận/huyện/thị xã; xã/phường/thị trấn; Thôn/ấp/bản/phum/sóc/tổ; Làng/phố; Xóm/số nhà”: ghi đầy đủ địa danh hành chính theo giấy khai sinh; nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu.
[2] Mục “Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Họ, chữ đệm và tên cha/ Họ, chữ đệm và tên mẹ/Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng)”/ Họ, chữ đệm và tên người đại diện hợp pháp/Họ, chữ đệm và tên chủ hộ”; “Số CMND/số ĐDCN”; “Nơi đăng ký khai sinh”; “Quê quán”; “Dân tộc”; “Tôn giáo”; “Quốc tịch”; “Nơi thường trú/Nơi ở hiện tại”: ghi như hướng dẫn tại phần ghi chú trong biểu mẫu.
[3] Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.
[4] Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”.
[5] Mục “Nhóm máu”: trường hợp công dân có yêu cầu cập nhật và có bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó. Nhóm máu nào thì đánh dấu “X” vào ô nhóm máu đó.
[6] Mục “Tình trạng hôn nhân”: trường hợp công dân chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng.
[7] Mục “Ngày khai”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân ghi Phiếu thu thập thông tin dân cư.
Trường hợp người không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
[8] Mục “Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan”: Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân đang cư trú trên địa bàn mình quản lý.
[9] Mục “Cán bộ đề xuất”: Cán bộ Công an làm công tác thu thập thông tin dân cư đề xuất Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân trên địa bàn mình quản lý.
Thông tin dân cư cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư được thu thập từ các nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, thông tin dân cư cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư được thu thập từ các nguồn như sau:
- Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân.
- Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
- Thu thập từ công dân.
Cách điền phiếu thu thập thông tin dân cư hiện nay? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thu thập cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP, trách nhiệm thu thập cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư được quy định như sau:
Cơ quan | Trách nhiệm |
Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoà | Cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch |
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an | Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ: - Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. - Cơ sở dữ liệu hộ tịch. - Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. |
Công an cấp tỉnh | Thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. |
Công an cấp huyện | Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ - Sổ sách quản lý về cư trú; - Tàng thư hồ sơ hộ khẩu; - Cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch; - Việc giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; - Thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân trong trường hợp không có đơn vị hành chính cấp xã. |
Công an cấp xã | Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ: - Việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; - Cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư. |
Công dân, cơ quan, tổ chức khác | Cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân 2014 |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?