Đại biểu quốc hội có được đề nghị giám đốc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự hay không?
Đại biểu quốc hội có được đề nghị giám đốc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự hay không?
Căn cứ quy định Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.
Căn cứ quy định Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, việc kháng nghị giám đốc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự không thuộc thẩm quyền của Đại biểu quốc hội.
Do đó Đại biểu quốc hội không được đề nghị giám đốc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự.
Đại biểu quốc hội có được đề nghị giám đốc thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cần có các nội dung chính nào?
Căn cứ quy định Điều 333 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm như sau:
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
7. Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
8. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
9. Đề nghị của người kháng nghị.
Như vậy, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
- Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
- Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
- Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
- Đề nghị của người kháng nghị.
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là khi nào?
Căn cứ quy định Điều 339 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm như sau:
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như vậy, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là trong 04 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Ban hành Thông tư 40/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế công lập?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?