Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các đơn vị nào?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các đơn vị nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1467/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo có 08 đơn vị, bao gồm:
(1) Phòng Hành chính.
(2) Phòng Tài chính.
(3) Phòng Tổng hợp.
(4) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.
(5) Phòng Quản trị.
(6) Đội Xe - Bảo vệ.
(7) Trung tâm Truyền thông và Sự kiện.
(8) Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong bảo đảm chất lượng giáo dục?
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
11. Về bảo đảm chất lượng giáo dục
a) Ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
b) Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
c) Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
...
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn sau nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục:
- Ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
- Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
- Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công?
Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công
- Lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phân bổ chi tiết ngân sách hàng năm của bộ;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ;
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, quyết toán ngân sách hằng năm thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Ban hành, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý hoặc phân cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Hướng dẫn quy trình và xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý;
- Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục và đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Công khai và thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của bộ, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Quản lý, triển khai các dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định.
- Báo cáo tình hình giải ngân, quyết toán nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định;
- Đề xuất danh mục, chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, công dân nước ngoài dành cho Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Quản lý việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện;
- Thực hiện chức năng chủ quản chương trình dự án đối với chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, công dân nước ngoài dành cho Việt Nam thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?