Chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 được quy định như thế nào?

Xin hỏi: Chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 được quy định như thế nào?- Câu hỏi của anh Tú (Khánh Hòa).

Chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 được quy định như thế nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 có quy định về chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit như sau:

Độ giữ nước của matit được xác định theo công thức nào?

Tại tiết 6.3.5 Tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 có quy định về công thức tính độ giữ nước của matit (Gn) như sau:

Độ giữ nước của matit (Gn) tính bằng %:

Trong đó:

- m0 là khối lượng nước ban đầu đem tạo mẫu, tính bằng gam (g);

- m1 là khối lượng nước hút được trong bình chân không, tính bằng gam (g);

Loại bỏ kết quả có sai lệch 10 % so với giá trị trung bình. Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 lần thử, lấy chính xác đến 0,1 %.

Chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 được quy định như thế nào?

Chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách xác định độ cứng bề mặt của matit được tiến hành như thế nào?

Tại tiết 6.4.5 Tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 có hướng dẫn cách xác định độ cứng bề mặt như sau:

Xác định độ cứng bề mặt
6.4.5. Cách tiến hành
Cân 150 g bột bả tường, chế tạo matit theo 5.2.
Lấy ba tấm chuẩn đã được chuẩn bị theo 6.4.3, bả một mặt bằng hai lớp matit vừa chế tạo (tổng khối lượng matit cho mỗi tấm từ 13 g đến 15 g), mỗi lớp cách nhau từ 1 min đến 5 min, sao cho bề mặt thật phẳng và nhẵn. Tấm mẫu để khô tự nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ (27 ± 2) oC, sau 7 ngày đem đi thử độ cứng bề mặt và tính kết quả theo TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006).

Như vậy, cách xác định độ cứng bề mặt của matit được tiến hành như sau:

Bước 1: Cân 150 g bột bả tường, chế tạo matit theo TCVN 3121-3:2003 để đạt được độ lưu động trong khoảng từ 165 mm đến 190 mm.

Bước 2: Lấy ba tấm chuẩn đã được chuẩn bị có kích thước (100 x 100 x 5) mm phù hợp với TCVN 5670:2007 (ISO 1514:2004), bả một mặt bằng hai lớp matit vừa chế tạo (tổng khối lượng matit cho mỗi tấm từ 13 g đến 15 g), mỗi lớp cách nhau từ 1 min đến 5 min, sao cho bề mặt thật phẳng và nhẵn.

Tấm mẫu để khô tự nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ (27 ± 2) oC, sau 7 ngày đem đi thử độ cứng bề mặt và tính kết quả theo TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006).

Các bước xác định cường độ bám dính của matit được thực hiện như thế nào?

Tại tiết 6.5.5 Tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2014 có quy định các bước xác định cường độ bám dính của matit được thực hiện như sau:

Bước 1: Chế tạo matit theo TCVN 3121-3:2003 để đạt được độ lưu động trong khoảng từ 165 mm đến 190 mm.

Lấy chín tấm chuẩn đã được chuẩn bị ở tiết 6.5.3, bả lên một mặt tấm chuẩn bằng hai lớp matit vừa chế tạo sao cho tổng khối lượng matit bả cho một tấm từ 28 g đến 33 g, mỗi lớp cách nhau 1 min đến 5 min, sao cho bề mặt thật phẳng và nhẵn. Các tấm mẫu để khô tự nhiên trong 7 ngày ở điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ (27 ± 2) oC.

Bước 2: Xác định cường độ bám dính ở điều kiện chuẩn:

Lấy ba tấm mẫu đưa đi thử độ bám dính ở điều kiện chuẩn và tính kết quả theo TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).

Bước 3: Xác định cường độ bám dính sau 72 h ngâm trong nước:

- Lấy ba tấm mẫu ngâm ngập trong nước ở nhiệt độ (27 ± 2) oC theo chiều thẳng đứng, sau 72 h vớt mẫu ra, rửa và dùng khăn lau mềm thấm khô bề mặt các tấm mẫu. Để ổn định mẫu trong 24 h.

- Quan sát bề mặt ba tấm mẫu, nếu bề mặt lớp bả matit cứng, không bị bong rộp thì đưa đi thử độ bám dính và tính kết quả theo TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).

Bước 4: Xác định cường độ bám dính sau khi thử chu kỳ sốc nhiệt:

- Lấy ba tấm mẫu cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ (80 ± 5) oC. Cứ sau 1 h thì lấy các tấm mẫu thử ra, ngâm ngay vào chậu nước ở nhiệt độ thường và dùng vòi nước máy xả liên tục trong thời gian khoảng từ 5 min đến 7 min.

- Sau đó, lấy các tấm mẫu thử ra khỏi chậu nước, dùng khăn lau mềm thấm khô bề mặt và xung quanh tấm mẫu. Quan sát bề mặt matit dưới ánh sáng tự nhiên, nếu matit không có biểu hiện khác thường thì tiến hành thử tiếp Phép thử được lặp lại 50 lần như trên nhưng tổng thời gian thử mẫu liên tục không quá 10 ngày.

- Để mẫu ổn định trong 24 h. Quan sát bề mặt ba tấm mẫu, nếu bề mặt lớp bả matit cứng, không bị cong rộp thì đưa đi thử độ bám dính và tính kết quả theo tiết 4.1.5 của TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào