Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự thì bị xử phạt như thế nào?
- Trong tố tụng dân sự tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong bao lâu?
- Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự thì bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trong tố tụng dân sự tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
...
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Nếu hết thời hạn mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 495 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án:
Xử lý hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tòa án xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở Tòa án giải quyết vụ án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền:
Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà người đó đang quản lý, lưu giữ;
b) Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;
c) Người làm chứng từ chối khai báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sự và điểm c khoản 2 Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính.
...
Ngoài ra, tại Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ của chủ thể có thẩm quyền trong tố tụng dân sự mà không có lý do chính đáng có thể bị Tòa án xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong tố tụng dân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm i khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu:
Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người có hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ của chủ thể có thẩm quyền trong tố tụng dân sự mà không có lý do chính đáng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?